Dự án nhằm giúp các cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam tăng cường khả năng cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật có kỹ năng cao, gọi là “kỹ sư và kỹ thuật viên Monozukuri”, và Trường Đai học Công nghiệp Hà Nội được chọn làm đơn vị thí điểm. Trên cơ sở hợp tác với doanh nghiệp, dự án sẽ hỗ trợ trường: (i) xây dựng và triển khai các khoá đào tạo và giáo trình dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp; (ii) triển khai thí điểm hệ thống đánh giá kỹ năng; và (iii) phát triển hệ thống hỗ trợ việc làm.
Bối cảnh
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng đáng kể trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam là do sự hấp dẫn của lực lượng lớn công nhân sản xuất với mức lương rẻ. Mặc dù việc đầu tư này đóng góp vào bước ban đầu của quá trình công nghiệp hoá, nhưng quá trình công nghiệp hoá và sự tăng trưởng kinh tế bền vững đòi hỏi nguồn nhân lực kỹ thuật có kỹ năng cao như những kỹ sư sản xuất giỏi, kỹ thuật viên lành nghề, trưởng dây chuyền sản xuất giỏi, được gọi là nguồn nhân lực “Monozukuri” - những người có khả năng cải thiện quá trình sản xuất. Chúng ta cần nguồn nhân lực như vậy không chỉ để cung cấp cho các doanh nghiệp nhận chuyển giao công nghệ thông qua FDI, mà còn cho cả các nhà sản xuất trong nước - những nhân tố quan trọng của các ngành công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường có ý kiến rằng các chương trình đào tạo và dạy nghề kỹ thuật (TVET) tại Việt Nam chưa có khả năng cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu của họ.
Mục tiêu của dự án
Dự án nhằm tăng cường khả năng cung cấp nguồn nhân lực “Monozukuri” có kỹ năng cao làm việc trong khu vực sản xuất thông qua việc giúp đỡ trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) cải thiện các chương trình giáo dục đào tạo và đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp tại Việt Nam.
Kết quả đầu ra và các hoạt động chính (Thời gian: tháng 1 năm 2010 đến tháng 1 năm 2013)
Đầu ra 1: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tăng cường chu trình quản lý để cải tiến chương trình giáo dục và đào tạo dựa trên nhu cầu của khu vực sản xuất theo một cách thức bền vững.
Các hoạt động chính: xem lại chu trình quản lý hiện tại; nắm bắt nhu cầu khu vực sản xuất thông qua khảo sát và các phương thức khác; xây dựng và sử dụng giáo trình trên cơ sở hợp tác với doanh nghiệp; phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, v.v.
Đầu ra 2: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thiết lập hệ thống đánh giá kỹ năng thí điểm trên cơ sở xem xét các chính sách của nhà nước có liên quan và nhu cầu của khu vực công nghiệp.
Các hoạt động chính: phối hợp với cơ quan nhà nước và khu vực công nghiệp lựa chọn các lĩnh vực kỹ thuật để thử nghiệm đánh giá kỹ năng; triển khai các bài đánh giá kỹ năng với các lĩnh vực được chọn; tổ chức các hội thi kỹ năng; đề xuất mô hình cho việc thiết lập hệ thống đánh giá kỹ năng quốc gia, v.v.
Đầu ra 3: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phát triển hệ thống hỗ trợ việc làm.
Các hoạt động chính: giúp sinh viên chuẩn bị cho việc tìm kiếm cơ hội thực tập và tìm việc làm thông qua các chuyến thăm quan khảo sát doanh nghiệp và giao lưu với cựu sinh viên của trường đang làm việc tại doanh nghiệp đó; cải thiện hệ thống giám sát thực tập để đảm bảo chất lượng chương trình thực tập; xây dựng quy trình để nắm bắt tình hình việc làm của các sinh viên đã tốt nghiệp, v.v.
Để biết thêm thông tin, xin liên lạc:
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Ông Lê Việt Anh, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế
Điện thoại : +84 (0)4 3763 8930 / Fax: +84 (0)4 3763 8930
E-mail: anhllv@yahoo.com or levietanh@haui.edu.vn
Văn phòng Dự án JICA-HaUI: Ông Junichi Mori, Chuyên gia về Cộng tác doanh nghiệp-trường học
Điện thoại: +84 (0)4 3765 5407/8 (ext. 103) / Fax: +84 (0)4 3765 5409
E-mail: junmori0707@gmail.com
Văn phòng JICA Việt Nam: Ông Takayuki Hayashida, Cố vấn cao cấp hình thành dự án của JICA
Điện thoại: +84 (0)4 3831 5005 (ext. 159) / Fax: 84 (0)4 3831 5009
E-mail: Hayashida.Takayuki@jica.go.jp
Website của Dự án: https://www.haui.edu.vn/vn/du-an-haui-jica
Bản quyền thuộc về Đại học Công nghiệp Hà Nội