Đại học Công nghiệp Hà Nội là trường công lập trực thuộc Bộ Công thương với truyền thống đào tạo kỹ thuật thực hành lâu năm nhất ở Việt Nam.
Xem thêmThực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển và đổi mới toàn diện dạy nghề, Đại học Công nghiệp Hà Nội luôn chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó có đào tạo nghề nhằm phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong quá trình đó, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội luôn nhận được sự giúp đỡ của các Bộ, ban ngành liên quan và các tổ chức nước ngoài, trong đó có Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). |
Dự án “Tăng cường khả năng đào tạo công nhân kỹ thuật tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội” do JICA tài trợ trong giai
đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận với mục tiêu thiết lập các khóa trung cấp
nghề về gia công cơ khí, điều khiển điện và gia công kim loại tấm theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Nối tiếp những thành
công đã đạt được, dự án pha 2 “Phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật tại Đại học Công nghiệp Hà Nội” đã chính
thức được phê duyệt và hoạt động bằng nguồn vốn ODA do chính phủ Nhật Bản tài trợ trong giai đoạn từ năm 2010
đến 2013. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ Đại học Công nghiệp Hà Nội xây dựng hệ thống quản lý để nâng cao
các chương trình đào tạo dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp. Tôi tin chắc rằng, với kinh nghiệm có được trong
quá trình giảng dạy, nghiên cứu cùng với nhiệt huyết, sự tận tình trong công việc, Ban quản lý và nhóm công tác
dự án sẽ hoàn thành tốt mục tiêu trên, nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng
cao cho ngành công nghiệp của đất nước.
Trân trọng,
HIỆU TRƯỞNG
TRẦN ĐỨC QUÝ
Chúng tôi rất vui mừng khi được làm việc cùng nhau để cải tiến các chương trình đào tạo của Đại học Công nghiệp Hà Nội, đơn vị đã liên tục cung cấp nguồn nhân lực chất lượng kể từ ngày thành lập đến nay.
Xem thêmMục tiêu của Dự án này là phát triển “hệ thống quản lý đào tạo theo chu trình” ở Đại học Công nghiệp Hà Nội. Ngành công nghiệp Nhật Bản sản xuất và xuất khẩu được những sản phẩm chất lượng cao là nhờ có các phương pháp quản lý theo chu trình như vòng tròn PDCA (Plan, Do, Check, Action). Các trường dạy nghề công lập ở Nhật Bản cũng đã bắt đầu đưa phương pháp này vào quản lý đào tạo từ năm 2003. Điều này giúp các trường cung cấp được nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. |
Trong pha 1 của Dự án từ năm 2000 đến 2005, ĐHCNHN đã được trải nghiệm việc chuẩn bị và tổ chức các khóa học trung cấp nghề
theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Dựa trên những thành công của dự án pha 1, thông qua việc đưa vào quản lý đào tạo theo
chu trình, dự án pha 2 sẽ giúp trường cải tiến chương trình và tài liệu, trang thiết bị đào tạo, tổ chức các
khóa đào tạo dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả của các khóa học này. Chúng tôi đã xây dựng
và tổ chức khóa học ngắn hạn về bảo dưỡng cơ khí và bảo dưỡng hệ thống điện trong tháng 3, tháng 4 năm 2012 để
thử nghiệm vòng tròn quản lý đào tạo theo chu trình. Khóa học đã kết thúc thành công, thu hút được học viên ở
các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản với số lượng gấp đôi dự kiến ban đầu. Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp
thật sự rất cần những khóa đào tạo đáp ứng được nhu cầu của họ. Chúng tôi hy vọng rằng ĐHCNHN sẽ tiếp tục xây
dựng vòng tròn quản lý đào tạo theo chu trình thông qua hoạt động của dự án và sẽ cung cấp được nhiều nhân lực
chất lượng cao cho các ngành công nghiệp. Và chúng tôi cũng tin rằng ĐHCNHN sẽ chia sẻ những thành tựu của mình
với các trường khác ở Việt Nam.
Trân trọng,
Fumio Inagawa
Cố vấn trưởng
Bản quyền thuộc về Đại học Công nghiệp Hà Nội