Hội thảo Quốc tế về Trung Quốc học và giảng dạy ngôn ngữ Trung Quốc năm 2023
Ngày 25/11, Trường Ngoại ngữ - Du lịch thuộc Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế Trung Quốc học và Ngôn ngữ Trung Quốc thu hút sự tham gia của đông đảo các nghiên cứu viên, giảng viên, giáo viên đến từ nhiều cơ sở giáo dục trong và ngoài nước.
PGS.TS.Cầm Tú Tài – Trưởng khoa Ngôn ngữ Trung Quốc, Trường Ngoại ngữ - Du lịch (HaUI) phát biểu khai mạc Hội thảo
Nhấn mạnh về vai trò của xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, PGS.TS.Cầm Tú Tài – Trưởng khoa Ngôn ngữ Trung Quốc, Trường Ngoại ngữ - Du lịch (HaUI) cho rằng: Toàn cầu hóa và hội nhập đang đòi hỏi các trường đại học phải thực hiện tốt hai chức năng truyền thống là đào tạo và nghiên cứu, đồng thời phải có khả năng đáp ứng có hiệu quả và nhanh chóng các nhu cầu của xã hội.Đối với các quốc gia khác nhau thì một trong những công cụ quan trọng để có thể hiểu biết lẫn nhau chính là ngôn ngữ và văn hóa. Vì thế, việc giảng dạy và nghiên cứu tiếng nước ngoài, trong đó có tiếng Trung Quốc và Trung Quốc học là một mục tiêu được quan tâm.
Đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số, sử dụng công nghệ thông tin thì việc đánh giá thực trạng, phân tích, trao đổi tìm ra những giải pháp, hướng đi trong tương lai cho việc giảng dạy và nghiên cứu tiếng nước ngoài nói chung, tiếng Trung Quốc và Trung Quốc học nói riêng rất có ý nghĩa.
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của Ngôn ngữ Douyin đến việc học tiếng Hán của sinh viên thế hệ Gen Z – Trường hợp sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội” của nhóm tác giả: TS.Ứng Thùy Linh, Trần Thị Chung Anh - Trường Ngoại ngữ - Du lịch (HaUI)
Diễn giả NCS.Nguyễn Thị Hiền – Trường Đại học Sư phạm Hồ Nam trình bày nghiên cứu “Khó khăn và chiến lược dịch Trung – Việt song song”
Đề tài “Thực trạng và vấn đề giảng dạy tiếng Trung Quốc định hướng du lịch” của nhóm tác giả: TS.Đỗ Hồng Thanh, Ths.Vũ Thị Nhung, TS.Lê Hoàng Anh – Trường Đại học Hà Nội
Hội thảo với chủ đề “Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Trung Quốc và Trung Quốc học tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số - 2023” đã nhận hơn 100 báo cáo khoa học có chất lượng cao của các nhà khoa học, các học giả, thầy cô giáo đến từ các trường đại học, cao đẳng, các học viện, các trường trung học phổ thông uy tín trong và ngoài nước. Các bài viết được tuyển chọn đưa vào kỷ yếu đã tập trung làm rõ các nội dung chính mà chủ đề hội thảo đề cập, như: ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ/ ngoại ngữ và tiếng Trung Quốc; nghiên cứu từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng, diễn ngôn, chữ Hán; nghiên cứu đối chất các ngôn ngữ ở khu vực Đông Nam Á; nghiên cứu dịch thuật và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dịch thuật; nghiên cứu giáo dục ngôn ngữ, xây dựng chương trình, giáo trình môn học, kho ngữ liệu tiếng Trung Quốc; nghiên cứu về kiểm tra đánh giá trình độ tiếng Trung Quốc; nghiên cứu tiếng Trung chuyên ngành (du lịch, khoa học, quân sự, thể thao, y dược,…); nghiên cứu Trung Quốc học và liên ngành ngôn ngữ - văn hóa, lịch sử - văn hóa, nhân học – văn hóa,…
Sau phiên toàn thể, Hội thảo chia thành 03 tiểu ban công bố những bài báo cáo chất lượng và nhận được đánh giá cao từ hội đồng trong các lĩnh vực như: Dạy học tiếng Trung Quốc bối cảnh chuyển đổi số và khu vực học; Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Trung Quốc và tiếng Trung Quốc chuyên ngành; Lý luận và phương pháp dạy học tiếng Trung Quốc.
Tiểu ban 1: Dạy học tiếng Trung Quốc bối cảnh chuyển đổi số và khu vực học
Tiểu ban 2: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Trung Quốc và tiếng Trung Quốc chuyên ngành
Tiểu ban 3: Lý luận và phương pháp dạy học tiếng Trung Quốc
Hội thảo là diễn đàn chuyên môn sâu rộng kết nối và chia sẻ kết quả nghiên cứu cũng như góc nhìn đa dạng trong đào tạo Tiếng Trung Quốc theo hướng tiếp cận chuẩn ngoại ngữ đầu ra và ngành nghề đào tạo, từ đó chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập. Với nhiều nội dung thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm hấp dẫn, sát thực tiễn dạy và học Tiếng Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số, Hội thảo đã đóng góp nhiều giải pháp mới, chuyên sâu, phù hợp với xu thế đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, hướng đến sự phát triển và hội nhập trong kỷ nguyên số.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
Bản quyền thuộc về Đại học Công nghiệp Hà Nội