Thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động Giáo dục - Chính trị tư tưởng, Văn hóa - Văn nghệ, Thể dục - Thể thao 2018 đã được Hiệu trưởng phê duyệt.
Nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng CCVC năm 2018, với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.Mục đích
Hội diễn NTQC-CCVC năm 2018 là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực chào mừng 120 năm ngày truyền thống Nhà trường.
Tổ chức Hội diễn NTQC nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong toàn trường bước vào năm học mới 2018 – 2019 với một khí thế thi đua mới.
2.Yêu cầu
- 100% các đơn vị Công đoàn: Phòng, Khoa,Trung tâm, Công ty lập kế hoạch luyện tập và tham gia Hội diễn đạt kết quả cao nhất (chương trình tham gia Hội diễn theo danh sách đơn vị độc lập hoặc đơn vị ghép của Ban tổ chức);
- Các thể loại nghệ thuật hướng đúng chủ đề có ý nghĩa giáo dục cao.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
1.Thời gian, địa điểm
- Luyện tập: Từ ngày 01/9/2018 đến ngày 30/09/2018 tại các đơn vị;
- Sơ khảo: Các ngày tháng 10/2018 tại Hội trường tầng 3 - A11;
- Chung khảo: Các ngày tháng 10 /2018 tại Hội trường tầng 3 - A11;
- Công diễn các tiết mục xuất sắc: Dự kiến vào trước ngày tổ chức Kỷ niệm truyền thống Nhà trường (có kế hoạch cụ thể sau).
2.Đối tượng tham gia
- Các đồng chí CCVCLĐ (cơ hữu, hợp đồng, thử việc);
- Học viên, Sinh viên nhà trường chỉ được phép tham gia hát đồng ca, hợp xướng và múa phụ họa.
III. NỘI DUNG VÀ THỂ LOẠI NGHỆ THUẬT
1.Nội dung
Các tiết mục văn nghệ phải thể hiện ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại. Tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam. Tình yêu Thủ đô Hà Nội, tình yêu nghề nghiệp, tình bạn, tình yêu lứa đôi,...
2.Thể loại nghệ thuật
- Ca hát:
+ Đơn ca và song ca;
+ Tốp ca (từ 3 người đến 9 người, không tính phụ họa);
+ Đồng ca (từ 10 đến 20 người, không tính phụ họa);
+ Hợp xướng (từ 20 người trở lên, không tính phụ họa, bắt buộc phải có hát bè).
- Múa nghệ thuật: Gồm múa đơn, múa đôi, tốp múa;
- Trình diễn thời trang: Cổ điển hoặc hiện đại.
IV. QUY CHẾ HỘI DIỄN
1. Các thể loại nghệ thuật phải đúng chủ đề, khuyến khích các tiết mục có phần phụ họa, ca ngợi ngành nghề, đậm đà bản sắc dân tộc. Tùy theo chương trình các đơn vị có thể xây dựng chương trình theo chủ đề, liên khúc, hoặc từng tiết mục độc lập.
2. Số lượng tiết mục các đơn vị lựa chọn đăng ký tham gia vòng sơ khảo cấp trường tối đa 05 tiết mục và tối thiểu 03 tiết mục/01chương trình dự thi.
3. Thời gian cho một chương trình dự thi không quá 30 phút.
4. Tại vòng sơ khảo tự các đơn vị chủ động phần nhạc đệm và dẫn chương trình. Vòng chung khảo MC dẫn chương trình do BTC chuẩn bị.
5. Nghiêm cấm dự thi các tác phẩm nghệ thuật không được phép của Bộ VHTTTT-DL. Bài hát tiếng nước ngoài phải có lời Việt Nam, không hát nhép (sử dụng hát theo đĩa có ghi nhạc và lời).
6. Nghiêm chỉnh chấp hành đúng thời gian, nếu quá thời gian, Ban giám khảo sẽ trừ điểm theo quy định (quá 3 phút trừ 1 điểm, quá 5 phút trừ 2 điểm, quá 7 phút trừ 5 điểm, quá 10 phút trở lên không tính điểm). Yêu cầu khán giả không tặng hoa khi diễn viên đang biểu diễn.
7. Được phép mời diễn viên là CCVCLĐ, Học viên, Sinh viên của trường tham gia vào chương trình với điều kiện không vượt quá 50% số lượng người /1 tiết mục tốp ca, đồng ca, song ca, hợp xướng. (Lưu ý: không mời diễn viên ngoài trường)
8. Giải tập thể là điểm trung bình cộng của tất cả các thể loại, điều kiện để xếp giải Xuất sắc, giải Nhất tập thể phải có 3 tiết mục trở lên và ít nhất có 02 thể loại dự thi. Giải cá nhân và giải cho từng tiết mục là điểm trung bình cộng của Ban Giám khảo.
9. Mọi khiếu nại của các cá nhân và tập thể liên quan đến Hội diễn chỉ được giải quyết bằng văn bản gửi tới BTC Hội diễn.
10. Biểu điểm cho tất cả các thể loại nghệ thuật .
Kỹ thuật thanh nhạc | Phong cách biểu diễn | Sáng tạo nghệ thuật | Kỷ luật sân khấu, thời gian |
4,0 điểm | 3,0 điểm | 2,0 điểm | 1,0 điểm |
Bản quyền thuộc về Đại học Công nghiệp Hà Nội