[Giáo dục Việt Nam] Trường ĐH chia sẻ mức lương khởi điểm của SV tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Nhiệt

GDVN- Việc tiếp cận của sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt với các thiết bị máy móc hiện đại, quan trọng vẫn còn một số hạn chế nhất định.

Với xu thế công nghệ và yêu cầu từ thực tiễn hiện nay, lĩnh vực kỹ thuật nhiệt lại càng có điều kiện bùng nổ, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đời sống xã hội.

Công tác tuyển sinh ra sao?

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Trọng Chưởng – Phó Trưởng khoa Khoa Điện, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết, những năm gần đây, công tác tuyển sinh ngành Kỹ thuật Nhiệt của trường cơ bản đạt chỉ tiêu đề ra (đạt từ 98% trở lên).

Tuy nhiên, có năm 2022, tỷ lệ tuyển sinh của ngành chưa đạt như chỉ tiêu đề ra (chỉ đạt 70%). Nguyên nhân chủ yếu do thí sinh chưa đánh giá đúng về vai trò, vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp, nhu cầu thực tế của xã hội đối với ngành.

[Giáo dục Việt Nam] Trường ĐH chia sẻ mức lương khởi điểm của SV tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Nhiệt

Sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đang học nội dung tự động hoá hệ thống lạnh. Ảnh: thầy Chưởng cung cấp.

Trường Đại học Vinh cũng đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt. Cùng chia sẻ về công tác tuyển sinh ngành này, Tiến sĩ Lê Văn Minh – Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật và Công nghệ, Trường Đại học Vinh cho biết, ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt của trường bắt đầu tuyển sinh từ năm 2017.

Điểm trúng tuyển của ngành Kỹ thuật Nhiệt năm 2018 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là 17,5 điểm; năm 2019 là 19,15 điểm; năm 2020 là 22,45 điểm; năm 2021 là 23,9 điểm; năm 2022 là 20 điểm; năm 2023 là 22,15 điểm.

Thầy Chưởng cho hay, điểm trúng tuyển này của trường hàng năm chỉ xếp sau ngành Kỹ thuật Nhiệt của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Theo thầy Minh, những năm đầu, ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt tuyển sinh rất tốt. Còn những năm gần đây, sự thu hút của ngành đối với người học không bằng trước đây.

Cụ thể, theo tìm hiểu tại Đề án tuyển sinh năm 2022 của Trường Đại học Vinh, năm 2019, ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt tuyển được 4/130 chỉ tiêu (điểm trúng tuyển 14 điểm); năm 2020, ngành cũng chỉ tuyển được 4/50 chỉ tiêu (điểm trúng tuyển là 15 điểm).

Còn theo Đề án tuyển sinh năm 2023 của Trường Đại học Vinh, năm 2021, ngành tuyển được 11/55 chỉ tiêu (điểm trúng tuyển là 16 điểm); năm 2022, ngành tuyển 50 chỉ tiêu nhưng không có sinh viên nhập học (điểm trúng tuyển 24 điểm).

Nguyên nhân được thầy Minh cho rằng có lẽ do tính chất dịch chuyển định hướng của bộ môn nhằm đào tạo phục vụ đầu ra việc làm, nhu cầu doanh nghiệp (đào tạo theo hướng điện dân dụng và hệ thống điện công nghiệp - PV).

Bàn về sự cần thiết của ngành học, theo thầy Chưởng, hiện nay hàng loạt các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp ở nước ta đang được mở rộng và cần đến nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu về khối lượng, chất lượng công việc.

Việt Nam đang là địa điểm thu hút đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này cũng tạo cơ hội để sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp, nâng cao trình độ, phát triển bản thân.

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Kỹ thuật Nhiệt có thể ứng tuyển vào các vị trí tư vấn thiết kế hệ thống thông gió, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống lạnh trong các toà nhà; tư vấn tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng; làm công tác quản lý, tổ chức và điều hành tại các đơn vị có trang bị thiết bị nhiệt – lạnh; làm giảng viên; kinh doanh, phân phối sản phẩm kỹ thuật nhiệt – lạnh,...

“Theo kết quả khảo sát năm 2023 của nhà trường đối với 133 sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt tốt nghiệp sau 1 năm cho thấy: 97,39% sinh viên có việc làm với mức thu nhập trung bình 10,97 triệu đồng/tháng - mức khá cao, chỉ đứng sau thu nhập của sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, ngành Ngôn ngữ của trường”

_Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Trọng Chưởng_

Đồng tình với chia sẻ của thầy Chưởng về thu nhập, thầy Minh cho biết, sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt có thể yên tâm về mức lương khởi điểm sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt, với người lao động có tay nghề tốt, mức lương sẽ cao hơn.

Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tăng thực hành

Theo thầy Minh, chương trình đào tạo của ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt luôn được cập nhật thường xuyên. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng áp dụng kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành, có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống kỹ thuật nhiệt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại học và hội nhập quốc tế. Khu vực thực tập chính của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt ở trường là từ Thanh Hóa cho tới Quảng Bình.

Cùng chia sẻ về chương trình đào tạo của ngành Kỹ thuật Nhiệt, thầy Chưởng chỉ ra điểm khác biệt: “Trong cấu trúc chương trình, ngành được định hướng chuyên sâu về kỹ thuật nhiệt - lạnh, chú trọng kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho sinh viên với tỷ lệ thực hành, thí nghiệm là 33% trong tổng số khối lượng tín chỉ của các học phần cơ sở ngành và chuyên ngành. Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên sự tham khảo chương trình của các trường đại học trong nước, quốc tế và khảo sát thị trường lao động".

Thầy Chưởng cũng nhấn mạnh, khi xây dựng mục tiêu và chuẩn đầu ra, Khoa đã tổ chức lấy ý kiến góp ý từ doanh nghiệp, sinh viên, cựu sinh viên và giảng viên, nhà khoa học. Do đó, cấu trúc chương trình đào tạo được tiếp cận theo định hướng ứng dụng, gắn với thực tế sản xuất, chú trọng kỹ năng thực hành, năng lực tư duy sáng tạo và kỹ năng làm việc nhóm.

"Sắp tới, chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Nhiệt sẽ được đánh giá kiểm định chất lượng. Đây là dịp để ngành nhận được góp ý từ đơn vị kiểm định, doanh nghiệp, người học, cựu sinh viên", thầy Chưởng nói.

Được biết, đội ngũ giảng viên ngành Kỹ thuật Nhiệt của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có gần 40% giảng viên trình độ tiến sĩ. Ngành Kỹ thuật nhiệt cũng được nhà trường trang bị các thiết bị, máy móc hiện đại cho các phòng thí nghiệm, thực hành, phục vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Cần tạo điều kiện để sinh viên ký kết hợp đồng với doanh nghiệp như một trợ lý kỹ sư

Với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thầy Chưởng dự đoán nhu cầu về các hệ thống làm mát, hệ thống lò hơi, các hệ thống điều hòa không khí ngày càng tăng. Chưa kể, các quy định được đưa ra nhằm hướng tới một môi trường “net zero” - một bước ngoặt cho sự thay thế, cải tiến hệ thống nhiệt - điện lạnh hiện nay. Đây là những tiền đề cho những đề xuất nhiệm vụ khoa học khác có liên quan, cũng như công tác chuyển giao công nghệ của ngành Kỹ thuật nhiệt và nhiều ngành khác.

Tuy nhiên, trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ngành Kỹ thuật Nhiệt có những khó khăn riêng. Cụ thể, do tính đặc thù, một số thiết bị của ngành Kỹ thuật Nhiệt khá đắt tiền, cồng kềnh (như lò hơi công nghiệp, tuabin, bơm,…). Vì vậy, việc trang bị những thiết bị này trong cơ sở đào tạo cũng gặp khó khăn. Nếu thực hiện phối hợp đào tạo cùng doanh nghiệp thì việc tiếp cận của sinh viên với những thiết bị này vẫn có những vướng mắc do khó tiếp xúc, vận hành trực tiếp trên thiết bị quan trọng. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cũng cần những khoản đầu tư kinh phí lớn.

Để phát huy thuận lợi và khắc phục khó khăn trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ngành Kỹ thuật Nhiệt, thầy Chưởng đề xuất một số kiến nghị:

Thứ nhất, cơ sở giáo dục thường xuyên tổ chức các chương trình, hội thảo chuyên môn, học bổng từ việc kết nối với cựu sinh viên, doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ cho sinh viên đang theo học tại Khoa có cơ hội được chia sẻ kinh nghiệm về các kiến thức chuyên ngành cũng như cơ hội việc làm. Thường xuyên cập nhật và cải tiến chương trình đào tạo, để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu thực tiễn.

Thứ hai, ngoài tham gia thực hành, thí nghiệm tại trường, sinh viên cần được tạo điều kiện để tham gia các chương trình tham quan và thực tập, kiến tập thường xuyên hơn tại doanh nghiệp.

"Từ thực tập tốt nghiệp có thể tạo điều kiện để sinh viên trực tiếp ký kết hợp đồng với doanh nghiệp như một trợ lý kỹ sư. Với sự ràng buộc pháp lý, nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên cùng tham gia vào quá trình đào tạo. Thông qua các hoạt động này, ngoài được phát triển kiến thức chuyên môn và thực tế, sinh viên có cơ hội phát triển kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp, quản lý dự án và giải quyết vấn đề", thầy Chưởng chia sẻ.

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Cụ thể, các doanh nghiệp nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm trong việc đồng hành cùng các cơ sở đào tạo, đặc biệt là ngành Kỹ thuật Nhiệt, để cùng đầu tư, phối hợp khai thác và tận dụng cơ sở vật chất để cùng đào tạo. Các doanh nghiệp cũng cần mạnh dạn đặt hàng nghiên cứu cho các vấn đề đang cấp thiết của ngành Kỹ thuật Nhiệt để phát huy hơn nữa cầu nối nhà trường – doanh nghiệp.

Kỹ thuật Nhiệt là khoa học nghiên cứu về sự truyền, tích luỹ và biến đổi năng lượng nhiệt, qua đó giải quyết các vấn đề liên quan đến sản xuất, chuyển hoá và sử dụng năng lượng hiệu quả.

Nguồn: Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam

  • Thứ Bảy, 09:53 18/11/2023

Tags:

Các bài đã đăng

[tienphong] Mỹ nam "Mẹ Lao Công Học Yêu" tiết lộ hành trình 9 năm chống chọi với trầm cảm

[tienphong] Mỹ nam "Mẹ Lao Công Học Yêu" tiết lộ hành trình 9 năm chống chọi với trầm cảm

Thứ Tư, 09:00 22/01/2025
[vietnamnet] Loạt trường ĐH công bố mức thưởng Tết, giảng viên có thể nhận đến 70 triệu đồng

[vietnamnet] Loạt trường ĐH công bố mức thưởng Tết, giảng viên có thể nhận đến 70 triệu đồng

Thứ Năm, 06:02 16/01/2025
[nhandan] Thi tài cùng tiếng Việt

[nhandan] Thi tài cùng tiếng Việt

Thứ Ba, 15:36 14/01/2025
[baovephapluat] VKSND tỉnh Sơn La thăm, tặng quà các xã vùng cao, biên giới

[baovephapluat] VKSND tỉnh Sơn La thăm, tặng quà các xã vùng cao, biên giới

Thứ Hai, 18:12 13/01/2025
[vkssonla] VKSND huyện Mộc Châu phối hợp tổ chức chương trình “Đông ấm vùng cao” tại xã Chiềng Sơn, Chiềng Khừa, huyện Mộc Châu

[vkssonla] VKSND huyện Mộc Châu phối hợp tổ chức chương trình “Đông ấm vùng cao” tại xã Chiềng Sơn, Chiềng Khừa, huyện Mộc Châu

Thứ Hai, 10:16 13/01/2025
[Tuổi trẻ Thủ đô] Gắn kết nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực

[Tuổi trẻ Thủ đô] Gắn kết nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực

Thứ Bảy, 14:42 11/11/2023
[ictvietnam] Đa dạng hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ

[ictvietnam] Đa dạng hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ

Thứ Tư, 19:15 01/11/2023
[hanoimoi] Công nghiệp hỗ trợ “khát” nhân lực chất lượng

[hanoimoi] Công nghiệp hỗ trợ “khát” nhân lực chất lượng

Thứ Ba, 08:28 31/10/2023
[Vietbay] Vietbay chào mừng lễ kỷ niệm 125 năm truyền thống Ngành Cơ khí HaUI và chào mừng thành lập Trường Cơ khí – Ô tô

[Vietbay] Vietbay chào mừng lễ kỷ niệm 125 năm truyền thống Ngành Cơ khí HaUI và chào mừng thành lập Trường Cơ khí – Ô tô

Thứ Hai, 19:02 30/10/2023
[vjst] Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm truyền thống ngành cơ khí

[vjst] Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm truyền thống ngành cơ khí

Thứ Hai, 11:21 30/10/2023

Tin tiêu điểm

Đoàn cán bộ Học viện Phát triển Giáo dục nghề CHDCND Lào thăm và làm việc với Trường

Đoàn cán bộ Học viện Phát triển Giáo dục nghề CHDCND Lào thăm và làm việc với Trường

Thứ Tư, 14:52 06/07/2022
Trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho nam sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2022 đi đào tạo Sỹ quan dự bị

Trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho nam sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2022 đi đào tạo Sỹ quan dự bị

Thứ Tư, 14:26 06/07/2022
Hội nghị Khoa học: Một số xu hướng mới về đào tạo, nghiên cứu trong kỹ thuật năng lượng, điện tử và tự động hóa

Hội nghị Khoa học: Một số xu hướng mới về đào tạo, nghiên cứu trong kỹ thuật năng lượng, điện tử và tự động hóa

Thứ Ba, 13:25 14/06/2022
[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Điện, Điện tử

[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Điện, Điện tử

Thứ Sáu, 19:15 03/06/2022
[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Ngôn ngữ, Văn hóa, Du lịch & Khách sạn

[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Ngôn ngữ, Văn hóa, Du lịch & Khách sạn

Thứ Năm, 19:20 02/06/2022