[giaoducthoidai] Nhóm sinh viên phát triển robot dẫn đường hỗ trợ người khiếm thị

GD&TĐ - Robot giúp người khiếm thị di chuyển linh hoạt và an toàn hơn, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các thiết bị hỗ trợ truyền thống...

[giaoducthoidai] Nhóm sinh viên phát triển robot dẫn đường hỗ trợ người khiếm thị

Nhóm sinh viên và sản phẩm robot dẫn đường cho người khiếm thị.

Giúp người khiếm thị di chuyển trong nhà

“Phát triển hệ thống mobile robot trợ giúp người khiếm thị di chuyển trong nhà sử dụng thuật toán slam và xử lý ảnh” là đề tài do nhóm sinh viên đến từ Khoa Điện - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) thực hiện. Nhóm có tên gọi EDAL, gồm các thành viên Nguyễn Hùng Minh, Nguyễn Vũ Duy, Nguyễn Lý Đức, Nguyễn Tiến Thắng, Bùi Văn Sỹ thực hiện với sự hướng dẫn của TS Tống Thị Lý.

Lý giải về cái tên đặc biệt này, Nguyễn Hùng Minh - trưởng nhóm nghiên cứu chia sẻ, EDAL được viết tắt từ cụm từ Empathetic Design and

Automated Life, không chỉ là việc ứng dụng công nghệ tự động vào cuộc sống mà còn là truyền tải triết lý lấy con người làm trung tâm. Ngoài việc tập trung vào hiệu suất và công nghệ, EDAL còn tiến tới sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu và cảm xúc của con người nhằm tạo ra các giải pháp tự động hóa ý nghĩa, hiệu quả và tinh tế.

Khi tìm hiểu và nghiên cứu, cả nhóm nhận thấy, hiện có đến 314 triệu người trên thế giới đang sống chung với tình trạng thị lực kém, trong đó có 45 triệu người khiếm thị lòa cần được kiểm tra định kỳ hàng năm.

“Đáng chú ý, phần lớn những người này - chiếm đến 90% đang sinh sống tại các quốc gia đang phát triển, nơi mà việc tiếp cận các dịch vụ y tế còn nhiều hạn chế và Việt Nam không nằm ngoài số đó.

Người khiếm thị gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển và thực hiện các công việc hàng ngày. Hiện nay, các giải pháp hỗ trợ như gậy dò đường, chó dẫn đường mặc dù hữu ích nhưng vẫn có những hạn chế nhất định” - sinh viên Nguyễn Hùng Minh chia sẻ.

Robot dẫn đường hỗ trợ người khiếm thị là một lĩnh vực nghiên cứu mang tính đột phá, kết hợp các công nghệ tiên tiến như phân tích dữ liệu, xử lý thuật toán và robot học. Để thiết kế, nhóm đã tích hợp công nghệ LIDAR để tạo bản đồ môi trường và cảm biến camera đo chiều sâu để phân tích hình dạng và chuyển động của đối tượng. Sau đó, robot được lập trình để xử lý dữ liệu này và đưa ra hướng dẫn di chuyển chính xác.

Nhỏ gọn, dễ sử dụng

Điểm mạnh của sản phẩm theo sinh viên Nguyễn Vũ Duy là robot hoạt động hiệu quả trong các không gian hẹp, không cản trở sự di chuyển của các thành viên khác trong gia đình và không yêu cầu sự trợ giúp của người khác hoặc thiết bị hỗ trợ.

Điều này giúp người khiếm thị di chuyển linh hoạt và an toàn hơn, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các thiết bị hỗ trợ truyền thống như gậy dò đường hay robot chó dẫn đường.

“Sự thành công của robot dẫn đường hỗ trợ người khiếm thị là tiền đề để nhóm ứng dụng và phát triển các công nghệ mới, hỗ trợ người già hoặc người khuyết tật khác, từ đó mở ra nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai”, Nguyễn Vũ Duy nói.

Không những thể hiện giá trị ứng dụng cao, Robot dẫn đường hỗ trợ người khiếm thị của nhóm EDAL còn mang đậm tính nhân văn, mang lại nhiều cơ hội giúp người khiếm thị cải thiện chất lượng cuộc sống của họ, giúp họ tự tin hơn và sống độc lập hơn. Kết quả thử nghiệm cho thấy, robot đã hoạt động hiệu quả trong việc hỗ trợ người khiếm thị di chuyển độc lập và tương tác linh hoạt với môi trường xung quanh.

“Robot dẫn đường hỗ trợ người khiếm thị là một lĩnh vực nghiên cứu mang tính đột phá, kết hợp các công nghệ tiên tiến như phân tích dữ liệu, xử lý thuật toán và robot học. Đây là cơ hội để nhóm nghiên cứu áp dụng những kiến thức đã học và thử thách bản thân trong việc phát triển một sản phẩm mang tính ứng dụng cao”, trưởng nhóm Nguyễn Hùng Minh chia sẻ.

Trong tương lai, nhóm hy vọng có thể tiếp tục nghiên cứu, cải tiến để sản phẩm gọn nhẹ hơn để có thể đưa ra thị trường với mức giá rẻ nhất để nhiều người khuyết tật có thể tiếp cận.

Khác với các robot hỗ trợ người khiếm thị trên thị trường, robot của nhóm EDAL chế tạo có nhiều ưu điểm nổi bật trong việc hướng dẫn người khiếm thị di chuyển trong nhà.

Cơ chế tương tác hai chiều cho phép robot liên tục theo dõi và điều chỉnh hướng di chuyển của người khiếm thị mà không cần tiếp xúc trực tiếp, giúp tăng cường sự độc lập. Robot có khả năng xử lý và tránh các chướng ngại vật di động, đảm bảo an toàn trong môi trường nội thất phức tạp; cung cấp các chỉ dẫn chi tiết như rẽ trái, rẽ phải hoặc đi thẳng, giúp người khiếm thị di chuyển chính xác và tự tin hơn.

Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại

  • Thứ Tư, 08:36 11/09/2024

Tags:

Các bài đã đăng

[congthuong] Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đoạt giải Nhất hội diễn văn nghệ chào mừng 70 năm giải phóng Thủ đô

[congthuong] Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đoạt giải Nhất hội diễn văn nghệ chào mừng 70 năm giải phóng Thủ đô

Thứ Năm, 17:44 26/09/2024
[ Báo Công Thương] 2 nhà khoa học của HaUI nằm trong danh sách nhà nghiên cứu có ảnh hưởng nhất thế giới

[ Báo Công Thương] 2 nhà khoa học của HaUI nằm trong danh sách nhà nghiên cứu có ảnh hưởng nhất thế giới

Thứ Năm, 11:35 26/09/2024
[ Báo Công Thương] Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Chuyển đổi số để xây dựng đại học thông minh

[ Báo Công Thương] Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Chuyển đổi số để xây dựng đại học thông minh

Thứ Năm, 11:13 26/09/2024
[suckhoedoisong] Đại học Công nghiệp Hà Nội xuất sắc đạt giải Nhất hội diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)

[suckhoedoisong] Đại học Công nghiệp Hà Nội xuất sắc đạt giải Nhất hội diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)

Thứ Tư, 15:37 25/09/2024
[tapchicongthuong] Đại học Công nghiệp Hà Nội xuất sắc đạt giải Nhất hội diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

[tapchicongthuong] Đại học Công nghiệp Hà Nội xuất sắc đạt giải Nhất hội diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Thứ Tư, 13:28 25/09/2024
[tuoitre] Bão số 3 đã qua, sinh viên Hà Nội hối hả khắc phục sau cơn bão

[tuoitre] Bão số 3 đã qua, sinh viên Hà Nội hối hả khắc phục sau cơn bão

Chủ Nhật, 14:31 08/09/2024
[baovanhoa] 150 VĐV tham gia Giải quần vợt Cúp Tân Trào mở rộng 2024

[baovanhoa] 150 VĐV tham gia Giải quần vợt Cúp Tân Trào mở rộng 2024

Thứ Bảy, 18:26 07/09/2024
[baotuyenquang] Bế mạc Giải quần vợt Cúp Tân Trào mở rộng năm 2024

[baotuyenquang] Bế mạc Giải quần vợt Cúp Tân Trào mở rộng năm 2024

Thứ Bảy, 16:23 07/09/2024
[baotuyenquang] Gần 150 VĐV tham gia Giải quần vợt Cúp Tân Trào mở rộng

[baotuyenquang] Gần 150 VĐV tham gia Giải quần vợt Cúp Tân Trào mở rộng

Thứ Sáu, 11:30 06/09/2024
[kienthuc] Gái xinh Nghệ An tốt nghiệp thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

[kienthuc] Gái xinh Nghệ An tốt nghiệp thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Thứ Năm, 19:23 05/09/2024

Tin tiêu điểm

Đoàn cán bộ Học viện Phát triển Giáo dục nghề CHDCND Lào thăm và làm việc với Trường

Đoàn cán bộ Học viện Phát triển Giáo dục nghề CHDCND Lào thăm và làm việc với Trường

Thứ Tư, 14:52 06/07/2022
Trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho nam sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2022 đi đào tạo Sỹ quan dự bị

Trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho nam sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2022 đi đào tạo Sỹ quan dự bị

Thứ Tư, 14:26 06/07/2022
Hội nghị Khoa học: Một số xu hướng mới về đào tạo, nghiên cứu trong kỹ thuật năng lượng, điện tử và tự động hóa

Hội nghị Khoa học: Một số xu hướng mới về đào tạo, nghiên cứu trong kỹ thuật năng lượng, điện tử và tự động hóa

Thứ Ba, 13:25 14/06/2022
[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Điện, Điện tử

[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Điện, Điện tử

Thứ Sáu, 19:15 03/06/2022
[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Ngôn ngữ, Văn hóa, Du lịch & Khách sạn

[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Ngôn ngữ, Văn hóa, Du lịch & Khách sạn

Thứ Năm, 19:20 02/06/2022