Tóm tắt báo cáo kết quả NCKH của sinh viên đề tài:

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP THU HỒI ĐỒNG TỪ BẢN MẠCH ĐIỆN TỬ PHẾ THẢI

Sinh viên nghiên cứu: Bùi Thị Lư

Phạm Thị Liên

Khúc Thị Huế

Lớp: Hóa 3 – K11

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thoa

I. Mục tiêu

- Định lượng ion kim loại Cu bằng phương pháp thích hợp.

- Tách kim loại đồng bằng phương pháp thích hợp.

- Thu hồi kim loại đồng từ bản mạch phế thải điện tử.

II. Nội dung nghiên cứu

- Phân tích, đánh giá hàm lượng đồng trong bản mạch điện tử phế thải.

- Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hoà tách kim loại đồng từ bản mạch điện tử phế thải.

- Nghiên cứu các điều kiện thu hồi kim loại đồng từ dung dịch

- Đánh giá hiệu suất và độ tinh khiết thu hồi đồng.

III. Phương pháp nghiên cứu

1. Phương pháp hòa tách Cu

-Sử dụng phương pháp thủy luyện với tác nhân oxi hóa là: Fe2(SO4)3 + H2O2

2. Phương pháp xác định hàm lượng Cu2+

- Xác định hàm lượng Cu2+ bằng phương pháp chuẩn độ thể tích với chất chuẩn là dd EDTA, chỉ thị Pan, môi trường đệm axetat.

3.Phương pháp thu hồi Cu

- Thu hồi Cu trong dd sau hòa tách bằng phoi sắt phế thải.

IV. Kết quả

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Nghiên cứu phương pháp thu hồi kim loại đồng từ bản mạch điện tử phế thải” em thu được những kết quả như sau:

1.Nghiên cứu tổng quan về chất thải điện tử, bản mạch điện tử. Nghiên cứu tổng quan về Cu, phương pháp phân tích Cu.

2.Nghiên cứu tổng quan về các phương pháp thu hồi kim loại.

3.Tiến hành thực nghiệm khảo sát tác nhân hòa tách đồng trong bản mạch điện tử gồm HNO3, Fe2(SO4)3+H2O2, HCl+H2O2,H2SO4+H2O2, lựa chọn được tác nhân hòa tách Cu vừa đảm bảo hiệu quả hòa tách, vừa an toàn với môi trường là Fe2(SO4)3 +H2O2.

4.Tiến hành thực nghiệm khảo sát một số điều kiện hòa tách Cu bằng Fe2(SO4)3 +H2O2: nồng độ Fe2(SO4)3 là 0,25M, thể tích Fe2(SO4)3là 40ml,thể tích H2O2 là 10ml, thời gian phản ứng tiến hành trong 1giờ.

5.Tiến hành thực nghiệm nghiên cứu tác nhân và điều kiện thu hồi Cu. Các kết quả khảo sát thu hồi Cu bằng phoi sắt cho thấy lượng phoi sắt cần dùng gấp 2 lần so với lý thuyết sẽ thu được lượng Cu tối đa với độ tinh khiết của Cutương đối cao đạt khoảng 90%.

Tin tiêu điểm

Hội nghị khoa học cấp Khoa Công nghệ hóa lần thứ nhất

Hội nghị khoa học cấp Khoa Công nghệ hóa lần thứ nhất

Thứ Ba, 10:19 29/01/2019
Báo cáo kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học "Nghiên cứu, thử nghiệm sản xuất nano Zerumbone từ cây gừng gió (Zingiber zerumbert Sm) trên địa bàn huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc"

Báo cáo kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học "Nghiên cứu, thử nghiệm sản xuất nano Zerumbone từ cây gừng gió (Zingiber zerumbert Sm) trên địa bàn huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc"

Thứ Bảy, 14:46 26/01/2019

Tóm tắt kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên đề tài: “NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TRO BÃ MÍA LÀM NGUYÊN LIỆU THAY THẾ MỘT PHẦN FENSPAT TRONG SẢN XUẤT GẠCH TƯƠNG TỰ GẠCH CERAMIC TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM”

Thứ Tư, 11:56 10/10/2018
Hội nghị Khoa học HaUI lần thứ II

Hội nghị Khoa học HaUI lần thứ II

Chủ Nhật, 10:22 06/05/2018

Bảo quản cam đường Canh bằng màng sinh học Chitosan

Thứ Hai, 09:13 23/04/2018
Hội thảo báo cáo kết quả đề tài NCKH “Nghiên cứu, ứng dụng màng sinh học chitosan kết hợp axit axetic để bảo quản quả cam Đường Canh tại tỉnh Bắc Giang”

Hội thảo báo cáo kết quả đề tài NCKH “Nghiên cứu, ứng dụng màng sinh học chitosan kết hợp axit axetic để bảo quản quả cam Đường Canh tại tỉnh Bắc Giang”

Thứ Bảy, 12:02 20/01/2018

Kết quả nghiệm thu đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 8 năm học 2016-2017

Thứ Bảy, 08:14 20/05/2017

Kế hoạch kiểm tra tiến độ và tập huấn công tác nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2016-2017

Thứ Năm, 10:07 16/03/2017

Danh sách các bài báo quốc gia và quốc tế của giảng viên khoa Công nghệ Hóa công bố trong năm học 2015-2016

Thứ Bảy, 18:21 23/07/2016

Đăng ký đề tài NCKH cho sinh viên năm học 2015-2016

Thứ Năm, 14:34 11/06/2015

Hội thảo Seminar khoa học

Thứ Sáu, 17:09 25/07/2014