Tóm tắt kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên, đề tài: "Nghiên cứu chế tạo nhũ tương epoxy trong nước"

Sinh viên thực hiện

Phạm Văn Châu – Lớp Hóa dầu 1 K10

Phan Thị Ánh Duyên – Lớp Hóa dầu 1 K10

Hồ Mỹ Duyên – Lớp Hóa dầu 1 K10

Phạm Nhật Nghĩa – Lớp Hóa dầu 1 K10

Nguyễn Thị Hải Yến – Lớp Hóa dầu 1 K10

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thế Hữu

1. Mục tiêu

Phân tán nhựa epoxy vào trong môi trường nước.

2. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu

- Ý nghĩa thực tiễn:

Tìm được chất hoạt động bề mặt sử dụng để nhũ hóa và cách thức nhũ hóa nhựa epoxy phân tán vào nước tối ưu nhất. Từ đó ứng dụng vào công nghệ sơn để tạo ra loại sơn epoxy phù hợp với khí hậu Việt Nam.

- Ý nghĩa khoa học:

Nhũ hóa nhựa epoxy vào trong môi trường nước và ổn định nhũ tương trong thời gian dài.

- Nâng cao khả năng nghiên cứu cho sinh viên.

3. Nội dung

Sử dụng phương pháp khuấy trộn cơ học và sử dụng một số hóa chất để nhũ hóa nhựa epoxy phân tán trong nước, chế tạo nhũ tương epoxy trong nước ứng dụng để làm chất tạo màng tạo độ bóng sáng cho bề mặt thi công.

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo nhũ tương phân tán trong nước gồm loại chất nhũ hóa, quá trình tiền xử lý, hàm lượng chất nhũ hóa, thời gian tạo nhũ, nhiệt độ hệ thống và tỷ lệ phối trộn

4. Phương pháp nghiên cứu, chế tạo

- Phân tán đều chất tạo màng epoxy trong nước tạo thành nhũ tương.

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2096-1:2015 xác định Độ khô và thời gian khô

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2097:1993 xác định Độ bám dính

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2092:1993 phương pháp xác định thời gian chảy( độ nhớt quy ước) bằng phễu chảy.

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2095:1993 xác định độ phủ

5. Các kết quả đạt được

Đã nhũ hóa nhựa epoxy phân tán bền vững trong nước với các điều kiện thích hợp là:

+ Hàm lượng nhựa Epoxy thích hợp 10g/100ml nước.

+ Hàm lượng thủy tinh lỏng Kali là 3ml.

+ Hàm lượng phèn nhôm sunfat là 3 gam.

+ Hàm lượng chất hoạt động bề mặt LAS là 1 ml.

+ Thời gian khuấy thích hợp 4h với tốc độ vòng là 400 vòng trên phút.

Các thông số của hỗn hợp nhũ tương nhựa Epoxy:

+ Hàm khô: 10,935 %

+ Độ bám dính: điểm 1

+ Độ nhớt: thời gian chảy nhớt đo bằng dụng cụ FC-4 là 180s.

+ Độ pH: 7,5-8,5

+ Thời gian khô: thời gian khô bề mặt 0,5h

+ Thời gian nhũ tương ổn định 23 ngày.

Tin tiêu điểm

Hội nghị khoa học cấp Khoa Công nghệ hóa lần thứ nhất

Hội nghị khoa học cấp Khoa Công nghệ hóa lần thứ nhất

Thứ Ba, 10:19 29/01/2019
Báo cáo kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học "Nghiên cứu, thử nghiệm sản xuất nano Zerumbone từ cây gừng gió (Zingiber zerumbert Sm) trên địa bàn huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc"

Báo cáo kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học "Nghiên cứu, thử nghiệm sản xuất nano Zerumbone từ cây gừng gió (Zingiber zerumbert Sm) trên địa bàn huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc"

Thứ Bảy, 14:46 26/01/2019

Tóm tắt kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên đề tài: “NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TRO BÃ MÍA LÀM NGUYÊN LIỆU THAY THẾ MỘT PHẦN FENSPAT TRONG SẢN XUẤT GẠCH TƯƠNG TỰ GẠCH CERAMIC TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM”

Thứ Tư, 11:56 10/10/2018
Hội nghị Khoa học HaUI lần thứ II

Hội nghị Khoa học HaUI lần thứ II

Chủ Nhật, 10:22 06/05/2018

Bảo quản cam đường Canh bằng màng sinh học Chitosan

Thứ Hai, 09:13 23/04/2018
Hội thảo báo cáo kết quả đề tài NCKH “Nghiên cứu, ứng dụng màng sinh học chitosan kết hợp axit axetic để bảo quản quả cam Đường Canh tại tỉnh Bắc Giang”

Hội thảo báo cáo kết quả đề tài NCKH “Nghiên cứu, ứng dụng màng sinh học chitosan kết hợp axit axetic để bảo quản quả cam Đường Canh tại tỉnh Bắc Giang”

Thứ Bảy, 12:02 20/01/2018

Kết quả nghiệm thu đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 8 năm học 2016-2017

Thứ Bảy, 08:14 20/05/2017

Kế hoạch kiểm tra tiến độ và tập huấn công tác nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2016-2017

Thứ Năm, 10:07 16/03/2017

Danh sách các bài báo quốc gia và quốc tế của giảng viên khoa Công nghệ Hóa công bố trong năm học 2015-2016

Thứ Bảy, 18:21 23/07/2016

Đăng ký đề tài NCKH cho sinh viên năm học 2015-2016

Thứ Năm, 14:34 11/06/2015

Hội thảo Seminar khoa học

Thứ Sáu, 17:09 25/07/2014