Lễ đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp đơn vị
Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động rất được quan tâm chú trọng trong khoa Khoa học Cơ bản nói riêng và của trường Đại Học Công nghiệp Hà Nội nói chung. Những năm qua, việc nghiên cứu đề tài khoa học trong nhà trường được đẩy mạnh nhằm mục đích phục vụ công tác giảng dạy và ứng dụng vào thực tiễn nghề nghiệp mang lại hiệu quả cao trong trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Thực hiện quyết định số: 479/QĐ- ĐHCN ngày 15 tháng 05 năm 2019của Hiệu Trưởng trường Đại Học Công nghiệp Hà Nội về việc thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp đơn vị đề tài nghiên cứu khoa học. Sáng ngày 6 tháng 6 năm 2019, tại phòng hội thảo khoa Khoa Học Cơ Bản- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tổ chức lễ bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa mã số: 30-2018-RD/HĐ-ĐHCN: “ Mô hình trơn cho rơ le điều khiển và ứng dụng của mô hình” do TS. Nguyễn Thị Hiên làm chủ nhiệm đề tài
Tham dự lễ bảo vệ có TS. Đỗ Thị Thanh ( Trưởng bộ môn Toán Cơ Bản- Chủ tịch Hội đồng đánh giá; TS. Nguyễn Hữu Sáu- Giảng viên tổ Toán cơ bản- Phản biện 1; TS. Lê Anh Tuấn- Giảng viên tổ Toán chuyên đề- Phản biện 2, TS. Lưu Thị Nhạn- Trưởng bộ môn Vật Lý- Thư ký hội đồng; TS. Nguyễn Xuân Trường- Chuyên viên Phòng khoa hoc công nghệ - Ủy viên hội đồng đánh giá. Tới dự lễ bảo vệ ngoài các thành viên trong nhóm đề tài còn có các giảng viên trong khoa Khoa học cơ bản cùng tham dự.
Xuất phát từ sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như khoa học kỹ thuật nói chung và các mô hình toán ứng dụng càng ngày càng được phát triển nhanh. Các mô hình Toán với ưu điểm như cho kết quả tính toán nhanh, độ chính xác cao.. đang trở thành một công cụ mạnh, phục vụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực. lựa chọn mô hình hình là khâu đầu tiên rất quan trọng trong phương pháp mô hình toán. Một trong những vấn đề đang được quan tâm chính là hoạt động của Rơ le điều khiển gắn trong các hệ thống điện cơ. Rơ le được xem như một thiết bị hoặc phẩn xử lý tín hiệu có khả năng hoạt động một cách linh hoạt, thường xuyên được gắn trong các hệ thống điện cơ như : công tơ điện, máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, máy chụp hình, máy bơm nước… Rơ le đáp ứng được yêu cầu điều khiển tự động hóa trong công nghiệp. Trong quá trình vận hành hệ thống có thể xuất hiện tình trạng sự cố và chế độ làm việc bất thường của các phần tử . Khi đó Rơ le có nhiệm vụ phát hiện chỗ xảy ra sự cố và cách ly nó nhờ vậy phần còn lại có duy trì được hoạt động bình thường, đồng thời giảm mức độ hư hại của phần tử bị sự cố. Do vậy việc nghiên cứu hoặc thiết kế các hệ thống này cần có một mô hình giải tích thích hợp để có thể sử dụng máy tính nhằm mô phỏng hệ thống với độ chính xác cao. Trong đề tài này, nhóm tác giả xây dựng một mô hình giải tích mới gọi là “ Mô hình trơn” trong sự so sánh với các mô hình cổ điển. Mô hình trơn này có độ chính xác kiểm soát được bởi một số thông số và có thể sử dụng để mô phỏng nghiệm của các hệ thống điện cơ chứa Rơ le điều khiển.
Sau khi trải qua các bước thẩm định chặt chẽ, các ủy viên Hội đồng đã đưa ra những nhận xét chuyên môn và các góp ý sát sao để đảm bảo kết quả của đề tài được bảo vệ thành công ở hội đồng nghiệm thu đánh giá của nhà trường trong thời gian tới.
Hội đồng nghiệm thu đánh giá khá tốt kết quả nghiên cứu bởi tính ưu việt của “ Mô hình trơn” khi kết hợp với phần mềm ứng dụng hiện đại như Mathematica, Matlap, Maple để phân tích hoạt động của các hệ thống điện cơ gắn Rơ le điều khiển. Và tinh thần trách nhiệm khi thực hiện đề tài nghiên cứu của nhóm, tuy nhiên hội đồng vẫn đề xuất cần chỉnh sửa và sắp xếp lại các nội dung nghiên cứu đảm bảo logic trước khi đưa ra nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường.
Trước khi kết thúc buổi lễ, Chủ tịch Hội đồng TS. Đỗ Thị Thanh đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên trong Hội đồng và chỉnh sửa lại các lỗi Hội đồng đã đưa ra trước khi đưa vào nghiệm thu và đánh giá ở cấp cao hơn đồng thời cũng để kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng dụng trong thời gian tới.
Một vài hình ảnh tại buổi lễ
Bản quyền thuộc về Đại học Công nghiệp Hà Nội