Ảnh hưởng của Nho giáo đến giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam hiện nay
(Bài viết của ThS Nguyễn Thị Ngọc, ThS Đặng Thị Hường đăng trên Tạp chí Guiaos dục và Xã hội- Số 97 - T4/2019) Nho giáo là một trong những trường phái triết học chính của Trung Quốc từ thời cổ đại, tư tưởng triết học Nho giáo của Khổng Mạnh chiếm địa vị đặc biệt quan trọng trong lịch sử tư tưởng, nó ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội Trung Quốc suốt hơn hai ngàn năm lịch sử. Do vị trí địa lý và điều kiện lịch sử, Nho giáo đã thâm nhập và bén rễ sâu vào các tầng lớp nhân dân Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Nó ảnh đến hầu như tất cả các lĩnh vực tâm lý, văn hóa, xã hội. Học thuyết Nho giáo được nhà nước phong kiến Việt Nam chủ động tiếp nhận để khai thác những yếu tố được coi là thế mạnh, thích hợp cho việc tổ chức và quản lý đất nước.
Hơn 100 năm qua, kể từ khi Nho giáo suy vong, vấn đề Nho giáo trong văn hóa Việt Nam đã được bàn rất nhiều. Các nhà nghiên cứu Nho giáo thời trước như Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố… gần đây hơn có Trịnh Doãn Chính, Quang Đạm… nhưng hầu hết các nghiên cứu ấy đều đứng từ góc nhìn triết học, sử học. Các khía cạnh được nói nhiều vẫn là tư tưởng, giáo dục, văn học của Nho giáo và Nho giáo Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này tác giả bàn về vấn đề ảnh hưởng của Nho giáo đến giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam hiện nay.
Trước hết, bài báo trình bày khái quát về sự du nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam. Trong nọi dung chính: Ảnh hưởng của Nho giáo đến giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam hiện nay, bài báo tập trung luận giải sự ảnh hưởng của Nho giáo với Việt Nam trên các bình diện: Gia đình, xã hội, giáo dục, văn hóa - đạo đức - tư tưởng. Kết quả nghiên cứu của bài báo là tư liệu bổ sung, phát triển cho những nghiên cứu về Nho giáo ở Việt Nam nói riêng và Nho giáo nói chung.
Bản quyền thuộc về Đại học Công nghiệp Hà Nội