Ảnh hưởng của Nho giáo đến giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam hiện nay
(Bài viết của ThS Nguyễn Thị Ngọc, ThS Đặng Thị Hường đăng trên Tạp chí Guiaos dục và Xã hội- Số 97 - T4/2019) Nho giáo là một trong những trường phái triết học chính của Trung Quốc từ thời cổ đại, tư tưởng triết học Nho giáo của Khổng Mạnh chiếm địa vị đặc biệt quan trọng trong lịch sử tư tưởng, nó ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội Trung Quốc suốt hơn hai ngàn năm lịch sử. Do vị trí địa lý và điều kiện lịch sử, Nho giáo đã thâm nhập và bén rễ sâu vào các tầng lớp nhân dân Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Nó ảnh đến hầu như tất cả các lĩnh vực tâm lý, văn hóa, xã hội. Học thuyết Nho giáo được nhà nước phong kiến Việt Nam chủ động tiếp nhận để khai thác những yếu tố được coi là thế mạnh, thích hợp cho việc tổ chức và quản lý đất nước.
Thảo luận chuyên đề: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và sự vận dụng trong việc lý giải những vấn đề thực tiễn
Nhằm tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp sư phạm cho các giảng viên. Sáng ngày 26//3/2019, tại Văn phòng Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật đã diễn ra buổi thảo luận chuyên đề Bộ môn Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Tham gia buổi thảo luận có hai giảng viên thực hiện báo cáo là TS Trần Thị Tùng Lâm và TS Trần Thị Bích Huệ cùng đông đảo các nhà khoa học và các giảng viên trong Khoa.
Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng gia đình văn hóa ở vùng Đồng bằng Sông Hồng
Xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) là một chủ trương lớn của Đảng, lần đầu tiên được đưa ra trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII. Tại Nghị quyết này, vấn đề xây dựng GĐVH đã được đề cập một cách cấp thiết: “Giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thực trạng xây dựng gia đình văn hóa ở vùng Đồng bằng Sông Hồng, bài báo đã luận giải một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc xây dựng gia đình văn hóa của Vùng.
India-Vietnam and the Quest for a Quadrilateral Partnership
Bài viết của TS Nguyễn Thị Nga đăng trên Tạp chí Trung Đông và Bắc Phi (Xuất bản tại Mỹ) - Số 4 (11) - 2018
Tính đặc thù của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Tóm tắt: Kinh tế thị trường (KTTT) là mô hình kinh tế hiện được nhiều quốc gia lựa chọn để thúc đẩy kinh tế phát triển. Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Mặc dù vẫn mang những đặc trưng của KTTT nói chung, nhưng KTTT ở Việt Nam có tính đặc thù riêng, là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự khác biệt được thể hiện ở những đặc trưng ưu việt và mục đích tốt đẹp của nó. Mặc dù chưa có tiền lệ, nhưng nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam xây dựng sẽ là một lựa chọn phù hợp với bối cảnh thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Một số mô hình sinh kế cho vùng lõi đô thị ở Hà Nội
Hà Nội là một đô thị lớn với trên 7 triệu người cư trú thường xuyên và trên 3 triệu người cư trú không thường xuyên. Trong ba thập kỷ qua, Hà Nội là nơi đô thị hóa diễn ra nhanh nhất, chuyển biến toàn diện và mạnh mẽ đời sống vật chất và tinh thần của dân cư khu vực này.Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những biến đổi sâu sắc, đa dạng về sinh kế của các nhóm tầng lớp và dân cư, đặc biệt là khu vực lõi đô thị của Hà Nội. Trong quá trình đó đã xuất hiện nhiều mô hình sinh kế nhưng cũng có những khu vực và nhóm dân cư đang diễn ra những dạng thức “khủng hoảng sinh kế” ở nhiều mức độ khác nhau. Bài viết đề xuất một số mô hình sinh kế để đáp ứng yêu cầu phát triển vùng lõi đô thị Hà Nội trong tương lai.
Lịch sử hình thành, phát triển tư tưởng Ngũ thường của Nho gia
Bài báo do ThS. Trần Thị Thúy Chinh - Giảng viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, được đăng tải trên Tạp chí Thông tin Khoa học Lý luận Chính trị, Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, số 10 - 2018.
Toạ đàm về đổi mới giảng dạy các môn Lý luận chính trị, pháp luật theo chuẩn CDIO
Ngày 19 tháng 8 năm 2018, Khoa Lý luận Chính trị - Pháp luật đã tổ chức Toạ đàm về đổi mới giảng dạy các môn Lý luận chính trị, pháp luật theo chuẩn CDIO. Đến dự buổi Toạ đàm có đầy đủ 40 cán bộ giảng viên trong Khoa.