DANH SÁCH NGÀNH ĐÀO TẠO THEO CẤP TRÌNH ĐỘ

Đơn vị: Khoa Quản lý kinh doanh

Stt

Trình độ

Ngành

Thời gian đào tạo

Ghi chú

1

Thạc sỹ

1. Quản trị kinh doanh

2 năm

2

Đại học

1. Quản trị kinh doanh

(Chất lượng cao)

4 năm

Theo Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT v/v Quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học

2. Quản trị kinh doanh

3. Tài chính – Ngân hàng

4. Quản trị nhân lực

5. Quản trị Marketing

6. Kinh tế đầu tư

7. Quản trị văn phòng

3

Cao đẳng

1. Quản trị kinh doanh

3 năm

Từ năm học 2017 – 2018, Khoa Quản lý kinh doanh không tuyển sinh Cao đẳng

2. Tài chính – Ngân hàng

3. Quản trị nhân lực

I. CHUẨN ĐẦU RA CAO HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH

1. Tên ngành đào tạo:

- Tiếng Việt: Quản trị kinh doanh

- Tiếng Anh: Master of Business Administration

2. Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

3. Yêu cầu về kiến thức:

a. Kiến thức cơ bản:

- Có kiến thức cơ bản về cơ sở khoa học của quản lý và quản trị kinh doanh;

- Có kiến thức về công cụ và phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh và quản lý, vận dụng trong môi trường kinh doanh hội nhập quốc tế.

b. Kiến thức chuyên sâu:

- Cập nhật kiến thức chuyên sâu về hoạch định chiến lược kinh doanh, quản trị dự án kinh doanh;

- Có kiến thức chuyên sâu về phân tích, tổng hợp thông tin để ra quyết định quản trị kinh doanh và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả.

- Có kiến thức chuyên sâu về kiểm soát và điều chỉnh hoạt động trong các lĩnh vực quản trị kinh doanh.

4. Yêu cầu về kỹ năng:

a. Kỹ năng cứng

- Kỹ năng tư duy: Có tư duy khoa học, tư duy chiến lược, tư duy phản biện, có khả năng lập luận, có kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề, có năng lực sáng tạo, đổi mới trong thực tiễn công việc.

- Kỹ năng nhân sự: Nâng cao kỹ năng lãnh đạo, tổ chức, động viên, khuyến khích người lao động trong tổ chức; nâng cao khả năng tạo dựng, phát triển, duy trì quan hệ bên trong và bên ngoài tổ chức.

- Kỹ năng tác nghiệp: Có thể vận dụng các kiến thức chuyên sâu để thực hiện các hoạt động tác nghiệp trong các tổ chức như lập và phân tích dự án đầu tư, phân tích và dự báo thị trường, quản trị tài chính doanh nghiệp, quản trị nhân lực, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị thương hiệu, kinh doanh trong môi trường quốc tế.

b. Kỹ năng mềm

- Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết xung đột,

- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, ...

- Kỹ năng tin học: Sử dụng thành thạo một số phần mềm xử lý dữ liệu.

- Trình độ ngoại ngữ: Đạt trình độ tiếng Anh B1 nội bộ hoặc tương đương.

5. Yêu cầu về thái độ:

- Có phẩm chất đạo đức cá nhân như bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, linh hoạt, sáng tạo;

- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và với cộng đồng;

- Có phẩm chất đạo đức xã hội như tôn trọng luật pháp, có tinh thần kỷ luật, có lối sống trong sáng, lành mạnh.

6. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp:

Học viên tốt nghiệp chương trình có thể đảm nhiệm vị trí lãnh đạo, quản lý cấp cao và cấp trung tại các doanh nghiệp tại các công ty vừa và nhỏ đến các tập đoàn lớn trong và ngoài nước.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

- Có khả năng tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước để đạt trình độ, bằng cấp cao hơn ở tất cả các bậc đào tạo theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế;

- Có khả năng tiếp tục tự học tập, nghiên cứu để không ngừng nâng cao trình độ.

8. Các chương trình, tài liệu quốc tế mà nhà trường tham khảo.

- Chuẩn đầu ra của trường đại học Monash, Australia.

- Chuẩn đầu ra của trường đại học Quốc gia Hà Nội.

II. CHUẨN ĐẦU RA ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH

1. Tên ngành đào tạo:

- Tiếng Việt: Quản trị kinh doanh

- Tiếng Anh: Business Administration

2. Trình độ đào tạo: Đại học

3. Yêu cầu về kiến thức:

a. Kiến thức cơ bản:

- Có kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học tự nhiên;

- Có kiến thức cơ bản về quản lý và quản trị kinh doanh;

- Có kiến thức về công cụ phân tích thống kê, kinh tế, vận dụng trong môi trường kinh doanh hội nhập quốc tế.

b. Kiến thức chuyên sâu:

- Có kiến thức chuyên sâu về khởi sự kinh doanh, khởi tạo doanh nghiệp;

- Có kiến thức chuyên sâu về hoạch định chiến lược kinh doanh, xây dựng các dự án kinh doanh, kế hoạch kinh doanh;

- Có kiến thức chuyên sâu về phân tích, tổng hợp thông tin để ra quyết định quản trị kinh doanh trong thực tiễn công việc.

- Có kiến thức chuyên sâu về tổ chức thực hiện, kiểm soát, điều chỉnh hoạt động trong các lĩnh vực quản trị kinh doanh.

4. Yêu cầu về kỹ năng:

a. Kỹ năng cứng

- Kỹ năng tư duy: Có tư duy chiến lược, có kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin để ra quyết định quản trị và kinh doanh, có năng lực sáng tạo trong thực tiễn công việc.

- Kỹ năng nhân sự: Có kỹ năng lãnh đạo, tổ chức, động viên, khuyến khích người lao động trong tổ chức, phát triển và duy trì quan hệ với các đối tác.

- Kỹ năng tác nghiệp: Có thể vận dụng các kiến thức chuyên sâu để thực hiện các hoạt động tác nghiệp trong các tổ chức như lập và phân tích dự án đầu tư, lập kế hoạch kinh doanh, quản trị sản xuất, quản trị chất lượng, quản trị marketing, quản trị tài chính, quản trị nhân lực, quản trị văn phòng.

b. Kỹ năng mềm

- Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết xung đột,

- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán,...

- Kỹ năng tin học: Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm tin học phục vụ công tác chuyên môn.

- Trình độ ngoại ngữ: Đạt được 450 điểm tiếng Anh TOEIC nội bộ hoặc các chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương.

5. Yêu cầu về thái độ:

- Có các phẩm chất đạo đức cá nhân: Tự tin, chủ động trong công việc, linh hoạt đề xuất các giải pháp hiệu quả, nhiệt tình, say mê và có khát vọng vươn lên để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia cao cấp;

- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Trung thực, cẩn thận, tác phong làm việc chuyên nghiệp, tuân thủ kỷ luật lao động;

- Có phẩm chất đạo đức xã hội: Tuân thủ pháp luật Việt Nam cũng như các nước có liên quan, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, trân trọng giá trị đạo đức của dân tộc trong cộng đồng để nâng cao giá trị cuộc sống.

6. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng đảm nhiệm các vị trí công việc như hoạch định, tổ chức, thực hiện, kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

- Có khả năng tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước để đạt trình độ, bằng cấp cao hơn ở tất cả các bậc đào tạo theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế;

- Có khả năng tiếp tục tự học tập, nghiên cứu để không ngừng nâng cao trình độ.

8. Các chương trình, tài liệu quốc tế mà nhà trường tham khảo.

- Chuẩn đầu ra của trường đại học York St John, Vương Quốc Anh.

- Chuẩn đầu ra của trường đại học Kinh tế quốc dân.

III. CHUẨN ĐẦU RA ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

1. Tên ngành đào tạo:

a. Tên tiếng Việt: Tài chính ngân hàng

b. Tên tiếng Anh: Finance – Banking

2. Trình độ đào tạo: Đại học

3. Yêu cầu về kiến thức:

a. Kiến thức cơ bản:

- Có hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh;

- Có kiến thức cơ bản trong trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên;

- Có kiến thức cơ bản về kinh tế và quản lý, có phương pháp luận cơ bản trong học tập và nghiên cứu khoa học.

b. Kiến thức chuyên sâu:

b.1. Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp

- Hiểu và vận dụng các lý thuyết hiện đại về tài chính, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng;

- Hiểu và vận dụng các nghiệp vụ trong hoạt động quản lý tài chính trong các doanh nghiệp, hoạt động tài chính quốc tế; hoạt động đầu tư chứng khoán, định giá tài sản, lập và phân tích dự án đầu tư.

- Phân tích, đánh giá và góp ý kiến các chính sách về quản lý tài chính doanh nghiệp, chính sách thuế.

b.2. Chuyên ngành Tài chính ngân hàng

- Hiểu và vận dụng các lý thuyết hiện đại về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng;

- Hiểu và vận dụng các nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng như nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ đầu tư, nghiệp vụ thanh toán, kế toán ngân hàng; hoạt động tài chính quốc tế; định giá tài sản, lập và phân tích dự án đầu tư.

- Phân tích, đánh giá và góp ý kiến các chính sách về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.

4. Yêu cầu về kỹ năng:

a. Kỹ năng cứng:

- Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ có liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng;

- Có khả năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

- Có khả năng xử lý tình huống và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng.

b. Kỹ năng mềm:

- Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng tiếp nhận yêu cầu và tạo dựng sự hài lòng trong các giao dịch;

- Kỹ năng làm việc nhóm: Có khả năng làm việc theo nhóm, chia sẻ và trao đổi ý kiến; có khả năng quản lý nhóm, phân công nhiệm vụ trong nhóm, tạo động lực cho các thành viên nhóm, giám sát hoạt động và tổng hợp các ý kiến của nhóm;

- Kỹ năng thuyết trình: Có khả năng diễn đạt, truyền đạt các vấn đề, tạo sự đồng thuận đối với người nghe;

- Kỹ năng về tin học: Sử dụng thành thạo máy vi tính, các phần mềm tin học văn phòng, một số phần mềm về tài chính ngân hàng.

- Kỹ năng về ngoại ngữ: Đạt được 450 điểm tiếng Anh TOEIC nội bộ hoặc các chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương.

5. Yêu cầu về thái độ:

- Có các phẩm chất đạo đức cá nhân tốt như: tự tin, linh hoạt, dám đương đầu với rủi ro, nhiệt tình, say mê, sáng tạo; có tinh thần tự tôn; có hiểu biết văn hóa; có khả năng cập nhật kiến thức, tự nâng cao trình độ chuyên môn; có khát vọng vươn lên để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia cao cấp.

- Có các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như: trung thực, cẩn thận; có tác phong làm việc chuyên nghiệp; tinh thần, thái độ phục vụ tận tụy, tôn trọng khách hàng; có trách nhiệm cao với công việc được giao, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp.

- Có các phẩm chất đạo đức xã hội như: chấp hành các qui định của Nhà nước và pháp luật, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, trân trọng các giá trị đạo đức của dân tộc, hiểu biết vai trò của ngành tài chính - ngân hàng trong cộng đồng để nâng cao giá trị của cuộc sống.

6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

- Nhóm 1 - Chuyên viên Tài chính doanh nghiệp: Có đủ năng lực làm việc liên quan đến công tác tài chính tại các bộ, ban, ngành, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Có thể đảm nhận các công việc cụ thể: Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp; Chuyên viên đầu tư tài chính; Chuyên viên quản lý danh mục đầu tư; Chuyên viên định giá tài sản. Triển vọng trong tương lai có thể trở thành cán bộ quản lý tài chính cấp trung, cấp cao.

- Nhóm 2 - Chuyên viên Tài chính ngân hàng: Có đủ năng lực làm việc tại các định chế tài chính như ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính, quỹ tín dụng… trong nước và quốc tế. Có thể đảm nhận các công việc cụ thể: Chuyên viên tín dụng; Giao dịch viên; Chuyên viên thanh toán quốc tế;Chuyên viên thẩm định dự án đầu tư. Triển vọng trong tương lai có thể trở thành cán bộ quản lý tài chính ngân hàng cấp trung, cấp cao.

- Nhóm 3 - Chuyên gia tư vấn và đầu tư tài chính: Có đủ năng lực đảm nhận các công việc cung cấp thông tin, tư vấn cho khách hàng về tài chính, thuế, quản lý tài sản, quản lý danh mục đầu tư, bảo hiểm, tư vấn đầu tư chứng khoán… Triển vọng có thể trở thành chuyên gia phân tích và đầu tư tài chính.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

- Có khả năng tự hoạch định kế hoạch đào tạo và tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

- Có khả năng nghiên cứu chuyên sâu và tiếp tục học tập ở các chương trình đào tạo sau đại học.

8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:

- Chương trình đào tạo của Trường đại học Portsmouth, Vương quốc Anh;

- Chương trình đào tạo của Trường đại học Kinh tế quốc dân, Việt Nam.

IV. CHUẨN ĐẦU RA ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

1. Tên ngành đào tạo:

a. Tên tiếng Việt: Quản trị nhân lực

b. Tên tiếng Anh: Human Resource Management

2. Trình độ đào tạo: Đại học

3. Yêu cầu về kiến thức:

a. Kiến thức cơ bản:

- Có hiểu biết về Hiểu về hoạch định và thu hút nguồn nhân lực;

- Có hiểu biết về đánh giá mối quan hệ cung – cầu trên thị trường lao động

- Có kiến thức cơ bản về xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực và sắp xếp bố trí nguồn nhân lực trong tổ chức.

b. Kiến thức chuyên sâu:

- Hiểu về hoạch định và thu hút nguồn nhân lực: Đánh giá mối quan hệ cung – cầu trên thị trường lao động và xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực và sắp xếp bố trí nguồn nhân lực trong tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tổ chức.

- Hiểu và vận dụng kiến thức đào tạo và phát triển nhân lực: Quy trình phân tích công việc, quy trình xây dựng chương trình đào tạo nhân viên, hiểu biết phương pháp tạo dựng tổ chức học tập, quản trị tri thức, phát triển cá nhân và tổ chức.

- Hiểu và vận dụng kiến thức đãi ngộ cho người lao động: Phương pháp đo lường, đánh giá công việc; thiết kế hệ thống thù lao hợp lý, công bằng, áp dụng triển khai công tác quản trị thù lao hiệu quả và có tính thúc đẩy người lao động.

- Biết vận dụng kiến thức quan hệ lao động: Phương pháp giải quyết các vấn đề phát sinh trong mối quan hệ lao động, tạo dựng môi trường làm việc tốt.

4. Yêu cầu về kỹ năng:

a. Kỹ năng cứng:

- Phân tích, tổng hợp và lập kế hoạch nhân sự.

- Tổ chức và ra quyết định về đào tạo và phát triển nhân sự.

- Lãnh đạo một nhóm để đạt mục tiêu thông qua việc xây dựng kế hoạch, niềm tin, tổ chức triển khai thực hiện công việc.

- Tiếp cận và hiểu rõ đặc điểm cá nhân về những vấn đề cốt yếu như giá trị, quan điểm cá nhân, đặc trưng giá trị văn hóa của người tương tác. Nhạy cảm và chấp nhận sự khác biệt về cá nhân và các yếu tố đa văn hóa.

b. Kỹ năng mềm:

- Soạn thảo được các báo cáo công việc đúng chuẩn mực; có khả năng thuyết trình, thuyết phục; có khả năng lắng nghe hỗ trợ, chia sẻ thông tin với người khác.

- Kỹ năng tin học: Sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn phòng (MS Office), có khả năng sử dụng phần mềm quản trị nhân lực;

- Kỹ năng ngoại ngữ: Sinh viên sau khi tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra Tiếng Anh tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGD&ĐT quy định về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (quy đổi tương đương sang một số chứng chỉ ngoại ngữ khác theo Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 2 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

5. Yêu cầu về thái độ:

- Có các phẩm chất đạo đức cá nhân tốt như: tự tin, linh hoạt, dám đương đầu với rủi ro, nhiệt tình, say mê, sáng tạo; có tinh thần tự tôn; có hiểu biết văn hóa; có khả năng cập nhật kiến thức, tự nâng cao trình độ chuyên môn; có khát vọng vươn lên để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia cao cấp.

- Có các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như: trung thực, cẩn thận; có tác phong làm việc chuyên nghiệp; tinh thần, thái độ phục vụ tận tụy, tôn trọng khách hàng; có trách nhiệm cao với công việc được giao, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp.

- Có các phẩm chất đạo đức xã hội như: chấp hành các qui định của Nhà nước và pháp luật, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, trân trọng các giá trị đạo đức của dân tộc.

6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Có đủ năng lực làm việc liên quan đến công tác nhân sự các bộ, ban, ngành, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Có thể đảm nhận các công việc cụ thể: Chuyên viên tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; phụ trách lương – thưởng, chính sách và các chế độ phúc lợi cho người lao động, quan hệ lao động tại các doanh nghiệp. Với nền tảng kiến thức và kỹ năng được trang bị sinh viên tốt nghiệp có khả năng phát triển để đảm nhận các vị trị quản lý, điều hành như: Trưởng phòng Quản lý nhân sự, Trưởng phòng Hành chính – Tổ chức, Trưởng văn phòng đại diện….

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

- Tiếp tục học lên các bậc cao hơn (thạc sỹ, tiến sỹ) ngành Quản trị nhân lực và học các ngành khác thuộc khối ngành kinh doanh và quản lý;

- Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các tri thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng với yêu cầu của vị trí công tác và quy hoạch phát triển nhân lực ở đơn vị công tác cụ thể;

- Tiếp tục học liên thông ngang sang các ngành khác.

8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:

- Chương trình đào tạo của Trường đại học Panthéon Sorbonne, Cộng hòa Pháp;

- Chương trình đào tạo của Trường đại học Kinh tế quốc dân, Việt Nam.

V. CHUẨN ĐẦU RA ĐẠI HỌC MARKETING

1. Tên ngành đào tạo:

a. Tên tiếng Việt:Marketing

b. Tên tiếng Anh: Marketing

2. Trình độ đào tạo: Đại học

3. Yêu cầu về kiến thức:

a. Kiến thức cơ bản:

- Có hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh;

- Hiểu biết cơ bản về pháp luật kinh doanh

- Có kiến thức cơ bản trong trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên;

- Có kiến thức cơ bản về kinh doanh và quản lý, có phương pháp luận cơ bản trong học tập và nghiên cứu khoa học.

b. Kiến thức chuyên sâu:

- Hiểu về nghiên cứu thị trường, khách hàng và môi trường kinh doanh: quy trình thiết kế, triển khai thực hiện một dự án nghiên cứu marketing nhằm cung cấp thông tin Marketing để ra các quyết định của nhà quản trị marketing.

- Phân tích được cơ sở hành vi của khách hàng, cách thức tìm kiếm, duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng.

- Có hiểu biết về các yếu tố của môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế.

- Nắm vững phương pháp, cách thức xây dựng và triển khai các kế hoạch và chiến lược marketing.

- Tổng hợp được kiến thức về quản trị các hoạt động marketing cụ thể như sản phẩm, thương hiệu, giá cả, phân phối và truyền thông.

- Hiểu được kiến thức tổ chức và quản lý bộ phận marketing trong các doanh nghiệp/ tổ chức.

- Nắm vững các công việc tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá hoạt động Marketing.

4. Yêu cầu về kỹ năng:

a. Kỹ năng cứng:

Kỹ năng chuyên môn:

- Thiết kế, tổ chức, thực hiện và quản lý một dự án nghiên cứu marketing; Sử dụng thành thạo các công cụ marketing để thỏa mãn khách hàng, tạo dựng lòng trung thành của khách hàng; Xây dựng các chiến lược, lập kế hoạch, triển khai, giám sát và ban hành các chính sách marketing theo yêu cầu của tổ chức.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động quản trị giá; phân phối; bán hàng; quản trị khách hàng; quản trị thương hiệu; và các hoạt động truyền thông.

- Sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn phòng (MS Office), có khả năng sử dụng phần mềm SPSS trong nghiên cứu marketing.

b. Kỹ năng mềm:

- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục, soạn thảo và truyền tin qua các văn bản tài liệu;

- Có kỹ năng làm việc nhóm; chia sẻ và trao đổi ý kiến; quản lý nhóm; phân công nhiệm vụ trong nhóm; tạo động lực cho các thành viên nhóm; giám sát hoạt động và tổng hợp các ý kiến của nhóm;

- Kỹ năng thuyết trình, diễn đạt, truyền đạt các vấn đề chuyên môn.

- Kỹ năng về tin học, sử dụng thành thạo máy vi tính, các phần mềm tin học văn phòng.

- Có kỹ năng về ngoại ngữ, đạt được 450 điểm tiếng Anh TOEIC nội bộ hoặc các chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương.

- Có kỹ năng làm việc độc lập, quản lý thời gian và công việc hàng ngày của bản thân.

5. Yêu cầu về thái độ:

- Có phẩm chất đạo đức cá nhân: Tự tin, chủ động trong công việc, linh hoạt, đề xuất giải pháp hiệu quả, nhiệt tình, say mê và có khát vọng vươn lên trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia cao cấp.

- Có các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Trung thực, cẩn thận, tác phong làm việc chuyên nghiệp, tự giác phát triển sản phẩm sáng tạo, có thái độ thân thiện chu đáo với đối tác và khách hàng.

- Có phẩm chất đạo đức xã hội: Chấp hành các quy định của Nhà nước và pháp luật, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, trân trọng các giá trị đạo đức của dân tộc trong cộng đồng để nâng cao giá trị cuộc sống

6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các ví trí sau trong các tổ chức của Việt Nam và nước ngoài ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Giám đốc phụ trách Marketing, chuyên viên Marketing, Marketing tổng hợp, truyên thông, quản cáo và PR…; trưởng các bộ phận chức năng; giám đốc bán hàng, quản lý thương hiệu, thị trường trong mọi loại hình tổ chức. Đồng thời có thể làm giảng viên, nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học về lĩnh vực kinh tế, marketing.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

- Có khả năng tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

- Có khả năng học tập lấy bằng 2 các chuyên ngành khác

- Có khả năng tiếp tục học tập ở các chương trình đào tạo cao hơn như thạc sỹ, tiến sĩ.

8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:

- Chương trình đào tạo của Trường đại học Portsmoth, Vương quốc Anh;

- Chương trình đào tạo của Trường đại học Kinh tế quốc dân, Việt Nam.