GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO
Khoa Du lịch trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo được các doanh nghiệp đánh giá có uy tín về các lĩnh vực: Du lịch; Lữ hành; Khách sạn; Nhà hàng và Tổ chức sự kiện.
Hiện tại Khoa đang đào tạo 03 ngành trình độ đại học:
* Ngành đào tạo:
TT | Khối ngành | Mã ngành | Tên ngành | Tổ hợp XT |
1 | VII | 7810101 | C00, D01, D14 | |
2 | VII | 7810103 | A00, A01, D01 | |
3 | VII | 7810201 | A00, A01, D01 |
1. Ngành Du lịch ( Tourism)
1.1.Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (theo năng lực)
TT | Chuẩn đầu ra | |
Khả năng hướng dẫn du lịch tại điểm. | ||
Khả năng hướng dẫn du lịch theo tuyến du lịch. | ||
Khả năng hướng dẫn du lịch chuyên biệt. | ||
Khả năng thiết kế chương trình du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. | ||
Khả năng tư vấn và bán các sản phẩm du lịch. | ||
Khả năng quản lý và giám sát đoàn khách theo chương trình du lịch. | ||
Khả năng nghiên cứu và ứng dụng các công trình khoa học trong lĩnh vực du lịch. | ||
Khả năng nhận biết tâm lý, tham gia và phát triển nhóm; mở rộng và liên kết với các đối tác, thực hiện chức năng của một thành viên để phát triển nghề nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau. | ||
Thực hiện được trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp. | ||
Khả năng giao tiếp hiệu quả; trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc. | ||
Khả năng học tập suốt đời. |
1.2.Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận các vị trí công tác sau:
* Hướng dẫn viên du lịch.
* Điều hành chương trình du lịch.
* Quản lý và tổ chức sự kiện.
*Chuyên viên, cán bộ quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp có liên quan đến du lịch và lữ hành: Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch, Tổng cục Du lịch,Vu lữ hành, Vụ khách sạn, Sở du lịch, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch.
* Nghiên cứu viên và giảng viên tại các cơ sở giáo dục, các cơ sở nghiên cứu; liên quan tới các lĩnh vực du lịch và lữ hành.
2. Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ( Travel and Tourism Management)
2.1. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (theo năng lực)
TT | Chuẩn đầu ra | |
Áp dụng được các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội vào hoạt động quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. | ||
Phân tích được động cơ và tâm lý tiêu dùng của khách du lịch | ||
Thiết kế được chương trình du lịch phù hợp với nhu cầu thị trường | ||
Lập kế hoạch thực hiện và điều hành chương trình du lịch | ||
Phân tích kết quả các hoạt động nghiệp vụ trong doanh nghiệp du lịch và lữ hành | ||
Giám sát và quản lý được hoạt động bộ phận tại các doanh nghiệpdu lịch và lữ hành | ||
Phân tích, đánh giá và bước đầu xây dựng được các chiến lược, chính sách phát triển các doanh nghiệp du lịch. Phân tích, đánh giá được các mô hình kinh doanh trong doanh nghiệp du lịch, lữ hành | ||
Sử dụng được các kỹ thuật, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ hiện đại cần thiết để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trong doanh nghiệp du lịch và lữ hành | ||
Thực hiện các trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp | ||
Giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả | ||
Sử dụng tiếng Anh để giao tiếp và giải quyết các công việc chuyên môn | ||
Nhận ra các nhu cầu và động lực để tham gia vào việc học tập suốt đời | ||
Hiểu biết về các vấn đề đương đại | ||
Tiếp thu các kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học trong khoa học xã hội, vận dụng tri thức và phương pháp liên ngành trong tiếp cận nghiên các vấn đề về du lịch |
2.2. Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận các vị trí công tác sau:
* Marketing du lịch,
* Điều hành tour
* Quản lý và tổ chức sự kiện.
* Quản lý các bộ phận kinh doanh, nhân sự, quan hệ khách hàng, nghiên cứu và phát triển thị trường, quan hệ công chúng (PR) tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành.
*Chuyên viên, cán bộ quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp có liên quan đến du lịch và lữ hành: Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch, Tổng cục Du lịch, Vụ lữ hành, Vụ khách sạn, Sở du lịch, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch…
* Nghiên cứu viên và giảng viên tại các cơ sở giáo dục, các cơ sở nghiên cứu; liên quan tới các lĩnh vực du lịch và lữ hành.
3. Ngành Quản trị khách sạn (Hospitality Management)
3.1.Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (theo năng lực)
TT | Chuẩn đầu ra | |
Áp dụng các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và cơ sở ngành quản trị khách sạn; | ||
Phân tích được động cơ và tâm lý tiêu dùng của khách du lịch; | ||
Thực hiện được các nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú: Lễ tân/Nghiệp vụ buồng /Nghiệp vụ Bar – Nhà hàng; | ||
Xây dựng được qui trình, điều hành và phân tích kết quả các hoạt động theo vị trí việc làm tại các bộ phận của các cơ sở kinh doanh lưu trú; | ||
Giám sát và quản lý được hoạt động bộ phận theo vị trí việc làm tại các bộ phận của của các cơ sở kinh doanh lưu trú; | ||
Phân tích, đánh giá và bước đầu xây dựng được các chiến lược, chính sách phát triển các cơ sở kinh doanh lưu trú. | ||
Sử dụng được các kỹ thuật, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ hiện đại cần thiết để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trong các cơ sở kinh doanh lưu trú; | ||
Thực hiện các trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp; | ||
Giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả; | ||
Khả năng giao tiếp hiệu quả; trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc. | ||
Nhận ra các nhu cầu và động lực để tham gia vào việc học tập suốt đời; | ||
Hiểu biết về các vấn đề đương đại; | ||
Vận dụng tri thức và các phương pháp nghiên cứu khoa học. |
3.2. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận các vị trí công tác sau:
* Bộ phận kinh doanh, quan hệ khách hàng, nghiên cứu và phát triển thị trường, quan hệ công chúng (PR) trong các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú; Ăn uống; Tổ chức sự kiện.
* Trưởng nhóm, giám sát nghiệp vụ tại các bộ phận Lễ tân, Buồng; Bàn- Bar.
* Quản lý các bộ phận trong các khách sạn; khu nghỉ dưỡng- giải trí (Resorts; Tourist Village; …); Tàu du lịch (Cruise hotel); Khách sạn nổi (Floating hotel); Bãi cắm trại du lịch (tourist camping site); Bungalow….
* Chuyên viên, cán bộ quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp có liên quan đến du lịch và khách sạn: Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch, Tổng cục Du lịch,Vụ lữ hành, Vụ khách sạn, Sở du lịch, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch.
* Nghiên cứu viên và giảng viên tại các cơ sở giáo dục, các cơ sở nghiên cứu liên quan tới các lĩnh vực nhà hàng và kinh doanh lưu trú.
Bản quyền thuộc về Đại học Công nghiệp Hà Nội