Hành trình về với Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc
Trong các ngày từ 13 – 15/5/2022, đoàn cán bộ Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên và thăm quan nhiều di tích lịch sử tại Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc.
Hành trình về nguồn – Thiêng liêng Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên
Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên là nơi yên nghỉ của hơn 1.782 anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương cực Bắc Tổ quốc, từ năm 1979 đến năm 1988, (trong đó có 275 phần mộ liệt sỹ chưa biết tên, các anh đến từ 33 tỉnh, thành phố trên khắp mọi miền đất nước).
TS.Kiều Xuân Thực - Phó Hiệu trưởng nhà trường cùng đoàn cán bộ Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội dâng hương tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên
Ở nghĩa trang Vị Xuyên có một bia đá khắc 9 chữ vàng: "Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử". Dòng chữ được khắc trên báng súng của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Ninh (dân tộc Mường, quê ở xã Minh Hoà, Yên Lập, Phú Thọ) nhưng đó cũng là lời thề bất tử của thế hệ những người lính đã chiến đấu can trường trên mảnh đất Vị Xuyên để giữ lại từng tấc đất thiêng của Tổ quốc.
Đoàn cán bộ Đại học Công nghiệp Hà Nội kính cẩn bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc, tri ân những hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sỹ vì sự trường tồn của dân tộc.
TS.Kiều Xuân Thực - Phó Hiệu trưởng Nhà trường ghi sổ truyền thống tại Nghĩa trang Liệt sỹ Vị Xuyên
Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên
Tự hào dân tộc - Cột cờ Lũng Cú
Điểm dừng chân tiếp theo của đoàn cán bộ là Cột cờ Quốc gia Lũng Cú. Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh núi Rồng, được xây dựng hình bát giác, có chiều cao 33,15 m, xung quanh thân cột gắn hình tám mặt trống đồng Ðông Sơn, dưới chân cột cờ là tám tấm phù điêu minh họa cho các thời kỳ lịch sử của đất nước.
Đoàn cán bộ nhà trường cùng các chiến sĩ đồn biên phòng Lũng Cú trang nghiêm thực hiện nghi lễ chào cờ
Bước qua 839 bậc đá, đứng trên đỉnh núi phóng tầm mắt thấy cả một vùng giang sơn cẩm tú của Việt Nam. Ngước nhìn lên, phấp phới lá cờ đỏ sao vàng rộng 54 m2 tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam đang tung bay trong gió - biểu tượng thiêng liêng của chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Cảm xúc đầy tự hào, xúc động khi chụp ảnh tại Cột cờ Quốc gia Lũng Cú
TS.Kiều Xuân Thực - Phó Hiệu trưởng nhà trường trao quà tặng đồn biên phòng Lũng Cú
Đoàn cán bộ chụp ảnh lưu niệm cùng các đồng chí Đồn biên phòng Lũng Cú
Tham quan Dinh vua Mèo
Dinh thự vua Mèo hay còn gọi là Dinh thự họ Vương, tọa lạc dưới chân một thung lũng nhỏ thuộc xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Dinh thự được khởi công vào năm 1898 và hoàn thành vào 9 năm sau đó tức 1907. Toàn bộ khuôn viên có diện tích gần 3.000 m2, nằm trên một khối đất cao ráo, xung quanh lại được bao phủ bởi các dãy núi vòng cung.
Đoàn cán bộ nhà trường nghe giới thiệu về lịch sử, kiến trúc độc đáo của Dinh thự họ Vương
Nhà của vua Mèo hay còn gọi là Dinh thự họ Vương tọa lạc trên quả đồi hình con rùa, xung quanh có núi rừng bao bọc, được xem là mảnh đất của bậc anh kiệt. Toàn bộ dinh thự mất 9 năm để hoàn thành và tiêu tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương 150 tỷ đồng ngày nay.
Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Dinh Vua Mèo
Về với Hà Giang – nơi địa đầu Tổ quốc đã là hành trình cuối, khép lại chuỗi hoạt động dâng hương, thăm quan các di tích lịch sử của đoàn cán bộ Đại học Công nghiệp Hà Nội trong những ngày tháng 4 và tháng 5 lịch sử. Hành trình về những địa chỉ đỏ dọc khắp dải đất Miền Trung; trở lại Điện Biên Phủ và các di tích lịch sử ở Sơn La; Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, thăm Cột Cờ Lũng Cú…đều là những hành trình ý nghĩa, là những chuyến học tập thiết thực không thể nào quên.
Một số hình ảnh của hành trình về với Hà Giang:
Chủ Nhật, 14:57 15/05/2022
Bản quyền thuộc về Đại học Công nghiệp Hà Nội