Đó là nội dung chính của Đề án “Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thiết kế, chế tạo khuôn dập nóng cho sản phẩm phụ tùng ô tô xe máy cho doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ” do PGS. TS. Phạm Đức Cường - Viện trưởng Viện Công nghệ HaUI, Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ nhiệm. Tại buổi nghiệm thu cấp Nhà nước tháng 1/2022, Đề án được đánh giá là tiêu biểu thuộc Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ của Bộ Công Thương năm 2021.
Chiều ngày 21/01/2022, Bộ xây dựng tổ chức nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu làm chủ thiết kế hệ thống sản xuất tấm panel PU liên tục" do PGS.TS Phùng Xuân Sơn - Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội làm chủ nhiệm đề tài.
Sáng ngày 23/12/2021, Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết và trao giải sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ XII, năm học 2020 - 2021; có 346 đề tài nghiên cứu của sinh viên đã được nghiệm thu, trong đó có 37 đề tài đạt giải Nhất, 44 giải Nhì, 57 giải Ba.
Dự án “Phát triển dịch vụ ứng dụng công nghệ GPS trong quản lý, giám sát, điều phối và tối ưu hóa kế hoạch sử dụng phương tiện” do Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chủ trì thực hiện đã được nghiệm thu và xếp loại “xuất sắc”. Các sản phẩm của dự án đã được đơn vị chủ trì và nhóm tác giả trực tiếp chuyển giao cho Công ty TNHH Phát triển công nghệ điện tử Bình Anh đầu tư, thương mại hóa sản phẩm cho 14 hãng taxi triển khai ứng dụng trên 5.000 xe trong 12 tháng.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trường ĐHCN Hà Nội) đã gặt hái được nhiều thành công trong công tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng công tác đào tạo, giảng dạy của Nhà trường vẫn đạt hiệu quả cao nhờ chủ động chuyển đổi số.
Trong sản xuất cơ khí hiện đại, bộ truyền bánh răng côn xoắn ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các cụm truyền động để truyền chuyển động giữa hai trục vuông góc trong những trường hợp yêu cầu tỷ số truyền lớn, kết cấu nhỏ gọn, làm việc êm, yêu cầu độ chính xác cao.
Với mục tiêu phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, trong khuôn khổ thực hiện đề án cấp nhà nước thuộc Chương trình phát triển CNHT giai đoạn 2016-2025, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và tích hợp thành công thiết bị phủ màng sử dụng kỹ thuật PVD (Physical Vapour Deposition - lắng đọng hơi vật lý trong môi trường chân không), giúp nâng cao chất lượng và tuổi thọ của các sản phẩm.
Bản quyền thuộc về Đại học Công nghiệp Hà Nội