Ngành nghề của tương lai: Cơ hội lớn trong ngành vi mạch bán dẫn
Đó là khẳng định của các diễn giả trong Tọa đàm “Vi mạch bán dẫn – Cơ hội và thách thức” được tổ chức tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chiều nay, ngày 16/10.
Đó là khẳng định của các diễn giả trong Tọa đàm “Vi mạch bán dẫn – Cơ hội và thách thức” được tổ chức tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chiều nay, ngày 16/10.
Sáng ngày 15/10, PGS.TS. Phạm Văn Đông – Phó Hiệu trưởng nhà trường chủ trì buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn CADFEM Việt Nam.
Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Công nghệ Kỹ thuật Khuôn mẫu, Trường Cơ khí – Ô tô, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội mở rộng hợp tác, đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác Hàn Quốc – một trong những quốc gia có nền công nghiệp chế tạo hàng đầu thế giới đã mở ra những cơ hội việc làm hấp dẫn, tạo điều kiện để sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung tự tin tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Để chuẩn bị cho việc tham gia đào tạo phục vụ chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050”, TS. Hoàng Mạnh Kha – Trưởng khoa Điện tử cho biết: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã chuẩn bị kỹ lưỡng về các điều kiện cần thiết và năng lực đào tạo, cùng với sự ưu tiên của Chính phủ về đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn tại HaUI.
Thật khó có thể diễn tả trọn vẹn niềm tự hào khi lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên, tung bay cùng với các cường quốc năm châu tại Kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới. Những thành tích xuất sắc mà đoàn Việt Nam đạt được trong những năm qua đã và đang khẳng định trí tuệ, kỹ năng, tay nghề cũng như sự nỗ lực bền bỉ, quyết tâm mạnh mẽ của sinh viên Trường Cơ khí – Ô tô, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội với khát vọng chinh phục đỉnh cao và hội nhập toàn cầu.
Ngày 01/10/2024, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 5138/QĐ-UBND về việc khen thưởng Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường Đại học, Học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
“FPT Leader Talk: Hành trang Nhật Tiến” là chương trình do FPT Software phối hợp với Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức ngày 30/9/2024, nhằm giúp các bạn sinh viên có góc nhìn tổng quan về cơ hội việc làm ICT thị trường Nhật Bản, cũng như xác định được những hành trang cần thiết cho hành trình Nhật tiến.
Tổng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao đến năm 2030 dự kiến khoảng 20.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước (NSNN) khoảng 16.000 tỷ đồng và nguồn vốn hợp pháp khác khoảng 4.000 tỷ đồng.
[VOV2] - Con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới. Phải có chính sách hợp lý để thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để làm chủ công nghệ cao đặc biệt các ngành công nghệ then chốt, công nghệ tiên tiến.
Thời gian qua với sự hỗ trợ của Huyện đoàn Hoa Lư, nhiều mô hình khởi nghiệp của thanh niên đã phát huy hiệu quả, giúp đoàn viên, thanh niên vươn lên làm giàu chính đáng.
Bản quyền thuộc về Đại học Công nghiệp Hà Nội