Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt, May - Cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0
Nắm bắt kịp thời xu thế của thị trường lao động trong nước và quốc tế, đặc biệt là trước nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tiếp tục đào tạo Cử nhân ngành Công nghệ Vật liệu Dệt, May trình độ đại học (tuyển sinh năm thứ 3). Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt, May là một trong những ngành chủ đạo của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong lĩnh vực sản xuất sợi, vải, các loại phụ liệu may và đang có nhu cầu nhân lực lớn tại Việt Nam cũng như thị trường Quốc tế. Cử nhân ngành Công nghệ Vật liệu Dệt, May có khả năng giải quyết các vấn đề trong sản xuất và điều hành doanh nghiệp dệt may nhằm nâng cao năng suất, giảm giá thành và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Bộ môn Công nghệ Vật liệu Dệt, May, khoa CNM&TKTT, trường Đại học Công nghệ Hà Nội
Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt, May được đào tạo theo định hướng ứng dụng. Chính vì vậy, cơ hội về vị trí việc làm rất lớn. Sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu, gắn lý thuyết với thực hành và được trang bị nhiều kĩ năng để có thể đáp ứng ngay được yêu cầu của công việc tại các doanh nghiệp Dệt May sau khi ra trường.
Cử nhân ngành Công nghệ Vật liệu Dệt, May được trang bị các kiến thức về vật liệu dệt may (nguồn gốc, tính chất, cách nhận biết, ứng dụng), đánh giá các tính chất của vải theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế; sản xuất sợi (công nghệ và phương pháp kéo sợi); sản xuất vải (công nghệ dệt thoi, dệt kim, không dệt); Tạo hình và màu sắc cho các loại vải, sợi (công nghệ nhuộm, in hoa) và hoàn tất cho sản phẩm dệt may có những chức năng theo yêu cầu sử dụng như chống cháy, chống thấm, làm mềm, chống tia UV, kháng khuẩn, chống tĩnh điện, chống nhàu…; Xử lý được những vấn đề về sinh thái và môi trường.
Các thầy cô giáo khoa CNM-TKTT chụp ảnh kỷ niệm cùng các diễn giả đến từ các doanh nghiệp
Bên cạnh việc học tại trường, sinh viên được trải nghiệm tại các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để củng cố, vận dụng những kiến thức đã học, đào tạo kĩ năng giúp sinh viên tự tin, có thể đi làm ngay khi ra trường.
Trong quá trình học tại trường, các sinh viên có nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm. Hàng năm nhà trường thường xuyên tổ chức buổi tọa đàm với các doanh nghiệp dệt may và thời trang. Rất nhiều sinh viên đã tìm được việc làm tại các doanh nghiệp uy tín.
Sinh viên khoa CNM-TKTT dự buổi tọa đàm với doanh nghiêp dệt may và thời trang
Vị trí làm việc rất phong phú: Cử nhân Công nghệ Vật liệu Dệt, May có thể làm cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất, giám đốc,… tại các nhà máy sợi, dệt, nhuộm, may, viện nghiên cứu, trường học thuộc các lĩnh vực dệt may trong nước và quốc tế.
Nơi làm việc rất đa dạng: Cử nhân Công nghệ Vật liệu dệt, may có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước như các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam như: Tổng công ty May 10, Tổng công ty dệt may Hà nội, Tổng công ty dệt may Nam định, Tổng công ty cổ phần Dệt lụa Nam định, Tổng công ty X20, Tổng công ty X28, Công ty dệt kim Đông Xuân, Tổng công ty dệt 8/3,…; Các doanh nghiệp nước ngoài như: Công ty Maxport, Công ty Esquel Việt nam, Công ty may Tinh Lợi, Smart Shirt Việt nam, Công ty TNHH Regina Miracle, Công ty Dệt Bảo Minh, Tập đoàn Texhong, Tập đoàn ToRay của Nhật Bản và các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực Dệt May.
Với nhu cầu hiện nay, 100% sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Vật liệu Dệt, May có việc làm đúng ngành nghề đào tạo, với mức lương từ 8 - 20 triệu đồng/tháng.
Cơ hội trúng tuyển ngành Công nghệ Vật liệu Dệt, May:
Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt, May là một ngành mới tại Việt Nam, năm học 2021-2022 là năm thứ ba, Đại học Công nghiệp Hà Nội tuyển sinh ngành này. Vì vậy, học sinh đăng ký vào ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may sẽ có cơ hội trúng tuyển rất cao do thông tin về ngành mới chưa nhiều người biết đến để đăng ký.
Sinh viên học ngành Công nghệ Vật liệu Dệt, May có nhiều thuận lợi: Đây là ngành mới nhà trường đầu tư cơ sở vật chất mới, hệ thống máy móc, nhà xưởng hiện đại; Nội dung giảng dạy được đầu tư chuyên sâu với những kiến thức được cập nhật tiên tiến; Trong quá trình học tập tại trường, các em sinh viên sẽ được Bộ môn, Khoa, Nhà trường và các thầy cô giáo đặc biệt quan tâm và tạo mọi điều kiện để có thể học tập và đạt kết quả tốt nhất.
Máy kéo sợi Rieter tại công ty dệt Bảo Minh
Thầy cô và sinh viên ĐH ngành CNVLDM K15 - Khóa 2 đi kiến tập tại công ty CP Dệt Bảo Minh
Công nghệ vật liệu dệt, may là một ngành kỹ thuật có những điểm mới dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ, xu thế sử dụng thiết bị được số hóa, tự động hóa trong ngành, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất sợi, dệt, nhuộm, in hoa và xử lý hoàn tất (nhuộm không dùng nước, in 3D, dệt 3D,…). Ngành Công nghệ vật liệu dệt, may sẽ phát triển theo xu thế mới trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việc cập nhật thường xuyên các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến trên thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp Dệt May luôn được các giảng viên đặc biệt quan tâm chú trọng cập nhật, bổ sung vào bài giảng hàng năm.
Thầy cô giáo thăm quan Công ty TNHH TEXHONG - Quảng Ninh
Thầy cô giáo thăm quan Công ty CP Dệt Bảo Minh
Thông tin về ngành Công nghệ Vật liệu Dệt, May có thể tham khảo tại:
1. https://www.haui.edu.vn/vn/tin-tuc/nganh-cong-nghe-vat-lieu-det-may/61816
2. https://tuyensinhso.vn/nhom-nganh-dao-tao/nganh-cong-nghe-vat-lieu-det-may-c16966.html
Tác giả:PGS.TS. Nguyễn Thị Lệ & TS. Lưu Thị Tho - khoa CNM&TKTT.
Thứ Năm, 10:15 31/08/2023
Bản quyền thuộc về Đại học Công nghiệp Hà Nội