Chiều 16/6/2006, Hội đồng Khoa học, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học: “Xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm khách quan và đề thi tự luận” do thạc sỹ Trần Hữu Thể làm chủ nhiệm.
Đề tài còn có sự tham gia của các thành viên: Thạc sỹ (Th.s) Kim Xuân Phương; Th.s Ngô Thị Kim Dung; Th.s Nguyễn Văn Thắng; Th.s Nguyễn Bá Nghiễn; Th.s Nguyễn Văn Tỉnh; Kỹ sư Phạm Quang Phong; Cử nhân Đào Ngọc Long; Th.s Trần Long; Th.s Hoàng Ngọc Tuệ và 03 giáo viên khoa Ngoại Ngữ; Th.s Chúc Hoàng Nguyên và 05 giáo viên khoa Khoa học cơ bản.
Dự buổi nghiệm thu Đề tài có đồng chí (đ/c) Hoàng Văn Điện - chủ tịch Hội đồng và các đ/c thành viên Hội đồng Khoa học Nhà trường; các đ/c trong Nhóm thực hiện Đề tài; trưởng, phó các đơn vị và các CB - GV - CNV trong Trường quan tâm đến Đề tài.
Đề tài bắt đầu được Nhóm nghiên cứu từ năm 2005 với các nội dung: nghiên cứu và đánh giá công tác thi cử tại Trường trong thời gian qua; nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng ngân hàng đề thi và thi trắc nghiệm…
Hội đồng Khoa học Nhà trường đánh giá cao về ý nghĩa thực tiễn của Đề tài. Trên thực tế, kết quả nghiên cứu của Đề tài đã được triển khai, thử nghiệm với các môn tiếng Anh không chuyên 1, môn toán A1, môn bảo trì máy tính và đem lại kết quả rất khả thi. Phần mềm ra đề giúp việc làm đề thi thuận tiện, đảm bảo công bằng về mức độ khó/dễ trong các đợt thi và chống gian lận trong thi cử.
Việc ra đề thi chung thông qua Ngân hàng đề thi giúp đánh giá khách quan không những kết quả học tập của học sinh, sinh viên mà cả chất lượng giảng dạy của giáo viên trên lớp. Kết quả thi của học sinh, sinh viên không còn phụ thuộc giáo viên ra đề vào phần nào mà phụ thuộc vào việc người học đã nắm hết được kiến thức của toàn bộ môn học hay chưa?
Kết quả nghiên cứu của Đề tài có thể được nhân rộng tới tất cả các môn học khác trong Nhà trường, đặc biệt sẽ giảm tải được công sức chấm thi, vào điểm thi nếu áp dụng chấm thi trắc nghiệm khách quan bằng máy và và ghép điểm từ phần mềm ra đề và chấm thi vào hệ thống quản lý đào tạo (EMIS).
Thứ Hai, 16:48 19/06/2006
Bản quyền thuộc về Đại học Công nghiệp Hà Nội