[vjst] Các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam có tác động nhất thế giới năm 2024
Mới đây, Đại học Stanford, Mỹ đã công bố danh sách các nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới năm 2024 dựa trên số bài báo khoa học thuộc cơ sở dữ liệu Scopus được trích dẫn nhiều nhất [1, 2]. Đây là danh sách được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu khách quan, độc lập và phương pháp luận liên tục được cập nhật và phát triển để đáp ứng nhu cầu thông tin cũng như sự tiến bộ của công nghệ dữ liệu. Hiện nay, danh sách đang được các cơ sở nghiên cứu và giáo dục đại học trên toàn cầu sử dụng rộng rãi để quảng bá và động viên những đóng góp lao động của các nhà khoa học.
Danh sách năm nay ghi nhận 223.152 nhà khoa học nằm trong top 2% trong số hơn 8 triệu nhà khoa học đang hoạt động trên toàn cầu và được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu Scopus tính đến hết năm 2023, với 22 lĩnh vực khoa học và 174 chuyên ngành [1]. Trong số đó có 163 nhà khoa học người Việt và hiện đang liên kết với đại học và cơ sở tại Việt Nam, con số cao nhất từng được ghi nhận. Nếu tính theo tỷ lệ với số lượng giáo sư (GS) và phó giáo sư (PGS) đã được công nhận tại Việt Nam, số lượng nhà nghiên cứu được ghi nhận trong danh sách Stanford chỉ chiếm khoảng 1,09% (163:15000) [3].
Trong danh sách Stanford có hai cơ sở dữ liệu riêng biệt được tổng hợp dựa trên tác động trong suốt sự nghiệp khoa học và tác động trong một năm gần đây nhất của nhà khoa học. Điều này giúp đảm bảo được tính toàn vẹn khi đồng thời giúp xác định các nhà nghiên cứu mới nổi và những nhà nghiên cứu đã có ảnh hưởng lâu năm nhưng hiện ít tham gia vào hoạt động nghiên cứu.
Nếu xét riêng địa hạt khoa học xã hội và nhân văn, có 19.702 nhà nghiên cứu thuộc danh sách các nhà khoa học có tác động trọn đời (chiếm 8,83%) và 23.054 nhà nghiên cứu thuộc danh sách các nhà khoa học có tác động gần đây nhất (chiếm 10,33%). Địa hạt khoa học xã hội và nhân văn gồm có 8 lĩnh vực khoa học: 1) Truyền thông và nghiên cứu văn bản, 2) Kinh tế và kinh doanh, 3) Nghiên cứu lịch sử, 4) Triết học và thần học, 5) Tâm lý học và khoa học nhận thức, 6) Y tế công cộng và dịch vụ y tế, 7) Khoa học xã hội, và 8) Nghệ thuật thị giác và nghệ thuật biểu diễn.
Bảng 1. Số lượng giáo sư, phó giáo sư được Việt Nam công nhận hằng năm và số nhà nghiên cứu trong danh sách Stanford tăng thêm hàng năm.
2021 | 2022 | 2023 | |
Số GS, PGS được Việt Nam công nhận thêm hàng năm | 88 | 82 | 168 |
Số nhà nghiên cứu trong danh sách Stanford tăng thêm hàng năm | 6 | 4 | 7 |
Trong 3 năm gần đây, tổng số nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam góp mặt trong danh sách Stanford có sự gia tăng đều đặn (bảng 1). Năm nay, hai nhà nghiên cứu Việt Nam, Võ Xuân Vinh (Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh) và Vương Quân Hoàng (Trường Đại học Phenikaa) tiếp tục được ghi nhận trong danh sách các nhà khoa học có tác động trọn đời.
Đối với danh sách các nhà khoa học có tác động gần đây nhất, năm 2024 ghi nhận sự có mặt của 21 nhà khoa học, tăng thêm 50% so với năm 2023 và 110% so với năm 2022. Các nhà khoa học lần đầu có mặt trong danh sách này gồm có: Ngô Quang Thành (Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh), Nguyễn Quang Khải (Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh), Lê Thanh Hà (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), Lê Thanh Tiệp (Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP Hồ Chí Minh), Nguyễn Phong Nguyên (Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh), Trần Quốc Trung (Trường Đại học Thương mại), Dương Công Doanh (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), Nguyễn Minh Hiếu (Trường Đại học Giao thông Vận tải) và Nguyễn Minh Hoàng (Trường Đại học Phenikaa) (bảng 2).
Bảng 2. Danh sách các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam ảnh hưởng nhất thế giới năm 2024.
Danh sách các nhà khoa học có tác động trọn đời | Danh sách các nhà khoa học có tác động gần đây nhất | |||||
Nhà khoa học | Cơ sở liên kết | Lĩnh vực chính | Nhà khoa học | Cơ sở liên kết | Lĩnh vực chính | |
Võ Xuân Vinh | Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh | Kinh tế và Kinh doanh | Võ Xuân Vinh | Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh | Kinh tế và kinh doanh | |
Vương Quân Hoàng | Trường Đại học Phenikaa | Khoa học xã hội | Nguyễn Phúc Cảnh | Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh | Kinh tế và kinh doanh | |
Lê Ba Phong | Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội | Kinh tế và kinh doanh | ||||
Vương Quân Hoàng | Trường Đại học Phenikaa | Khoa học xã hội | ||||
Ngô Thái Hưng | Trường ĐH Tài Chính Marketing TP.HCM | Kinh tế và Kinh doanh | ||||
Nguyễn Đức Khương | Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội | Kinh tế và kinh doanh | ||||
Chu Khánh Lân | Học viện Ngân hàng | Kinh tế và kinh doanh | ||||
Sử Đình Thành | Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh | Kinh tế và kinh doanh | ||||
Võ Hồng Đức | Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh | Kinh tế và kinh doanh | ||||
Nguyễn Việt Cường | Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội | Kinh tế và kinh doanh | ||||
Ngô Quang Thành | Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh | Kinh tế và kinh doanh | ||||
Nguyễn Quang Khải | Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh | Kinh tế và Kinh doanh | ||||
Lê Thanh Hà | Trường Đại học Kinh tế Quốc dân | Kinh tế và Kinh doanh | ||||
Lê Thanh Tiệp | Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP Hồ Chí Minh | Kinh tế và kinh doanh | ||||
Nguyễn Phong Nguyên | Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh | Kinh tế và Kinh doanh | ||||
Trần Quốc Trung | Trường Đại học Thương mại | Kinh tế và Kinh doanh | ||||
Huỳnh Lưu Đức Toàn | Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh | Kinh tế và Kinh doanh | ||||
Hoàng Văn Minh | Trường Đại học Y tế Công cộng | Y tế công cộng và dịch vụ y tế | ||||
Dương Công Doanh | Trường Đại học Kinh tế Quốc dân | Kinh tế và kinh doanh | ||||
Nguyễn Minh Hiếu | Trường Đại học Giao thông Vận tải | Kinh tế và kinh doanh | ||||
Nguyễn Minh Hoàng | Trường Đại học Phenikaa | Khoa học xã hội | ||||
Ghi chú: Các nhà khoa học được ghi nhận trong danh sách này là các nhà khoa học người Việt, hiện đang liên kết với các đại học và cơ sở tại Việt Nam và có thể xác thực được. |
Điều đáng chú ý là phần lớn các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong danh sách Stanford đều có lĩnh vực chính là Kinh tế và kinh doanh, với duy nhất nhà nghiên cứu Võ Xuân Vinh được ghi nhận trong danh sách các nhà khoa học có tác động trọn đời. Trong khi đó, lĩnh vực Khoa học xã hội chỉ ghi nhận 2 nhà nghiên cứu, là Vương Quân Hoàng và Nguyễn Minh Hoàng đều thuộc Trung tâm Nghiên cứu Xã hội Liên ngành (ISR), Trường Đại học Phenikaa. Lĩnh vực Y tế công cộng và dịch vụ y tế chỉ ghi nhận mỗi nhà nghiên cứu Hoàng Văn Minh. Không có nhà nghiên cứu nào được ghi nhận trong 5 lĩnh vực còn lại của địa hạt khoa học xã hội và nhân văn.
Mặc dù hiện nay không có danh sách nào là hoàn hảo để đánh giá chính xác tác động khoa học và xã hội của các nhà nghiên cứu, việc danh sách Stanford có thể đứng vững qua thời gian và được đón nhận rộng rãi cho thấy danh sách này thực sự có giá trị với công tác đánh giá công sức lao động của các nhà nghiên cứu mà không cần quá nhiều ý kiến cá nhân có phần thiên kiến. Hy vọng rằng, với sự chủ động của các nhà nghiên cứu và sự đầu tư của Chính phủ và các cơ sở nghiên cứu và giáo dục đại học, Việt Nam sẽ tiếp tục có thêm nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn xuất hiện trong danh sách Stanford.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] J.P.A. Ioannidis (2024), “August 2024 data-update for "Updated science-wide author databases of standardized citation indicators", Elsevier Data Repository, DOI: 10.17632/btchxktzyw.7, truy cập ngày 23/09/2024.
[2] Ioannidis JPA, J. Baas, R. Klavans, et al. (2019), “A standardized citation metrics author database annotated for scientific field”, PLoS Biology, 17(8), DOI: 10.1371/journal.pbio.3000384.
[3] Minh Giảng (2023), “Việt Nam có hơn 15.000 giáo sư, phó giáo sư”, Báo Tuổi trẻ, https://tuoitre.vn/viet-nam-co-hon-15-000-giao-su-pho-giao-su-20231024133324085.htm, truy cập ngày 23/09/2024.
Nguồn: TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
Thứ Ba, 15:56 24/09/2024
Bản quyền thuộc về Đại học Công nghiệp Hà Nội