Hoạt động thực tập gắn với doanh nghiệp giúp nâng cao năng lực thực tiễn và kỹ năng mềm cho sinh viên

TS. Thân Thanh Sơn, Trưởng khoa Du lịch

1. Khái quát chung

Giáo dục và đào tạo gắn với thực tiễn nghề nghiệp là yêu cầu tất yếu đối với các trường đại học, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Để làm tốt điều này các trường đại học cần thiết lập mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp. Nhà trường và doanh nghiệp cùng tham gia vảo quá trình đào tạo. Chính vì vậy, hoạt động thực tập, thực hành trải nghiệm thực tiễn tại doanh nghiệp là yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên. Theo Hager và Gonczi (1996), các cơ sở giáo dục đại học cần phải xây dựng một chương trình đào tạo tối ưu nhằm giúp sinh viên không chỉ nắm bắt được lý thuyết một cách sâu sắc, triệt để, mà còn phải có năng lực thực tiễn và kỹ năng mềm để có thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu và đòi hỏi của thị trường lao động. Trong đó:

Lý thuyết chính là sự đúc kết từ thực tiễn, được hình thành và dần đi vào hệ thống khi con người nhận thức thế giới khách quan. Qua thời gian, các lý thuyết này trở thành quy luật và được áp dụng ngược trở lại để giải thích thực tiễn (Eraut, 2000).

Khác với kiến thức lý thuyết, năng lực thực tiễn thường được đúc kết, mô tả dưới dạng các quy trình, như: quy trình lập kế hoạch, quy trình thực hiện, quy trình kiểm soát, quy trình ra quyết định, các hoạt động thực tiễn (Kieran Setiya, 2009). Năng lực thực tiễn đòi hỏi sinh viên phải có khả năng phán đoán, cân nhắc,.. (Bereiter & cộng sự, 1993).

Kỹ năng mềm còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội, liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, thể hiện khả năng hòa mình vào, sống với hay tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức. Kỹ năng mềm thường bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng sáng tạo và đổi mới,.. (Francis Green, 2011).

Hoạt động thực tập gắn với doanh nghiệp giúp nâng cao năng lực thực tiễn và kỹ năng mềm cho sinh viênLễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Đại học Công nghiệp Hà Nội với các khách sạn và công ty du lịch năm 2020

Hoạt động thực tập gắn kết với doanh nghiệp chính là hoạt động học tập giúp sinh viên gắn lý thuyết với thực tiễn, nâng cao năng lực thực tiễn và kỹ năng mềm, bởi cả nhà trường và doanh nghiệp đều có trách nhiệm và lợi ích.

Nhà trường

Doanh nghiệp

Mong muốn

Nâng cao năng lực thực tiễn và kỹ năng mềm cho sinh viên, từ đó sinh viên có thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

Có khả năng

Cung cấp vị trí thực tập cho sinh viên

Hướng dẫn thực hành, trải nghiệm thực tế cho sinh viên

Có khả năng

Xây dựng chương trình đào tạo và thực hiện hoạt động dào tạo theo chương trình

Mong muốn

Tuyển dụng đủ nhân lực có năng lực phù hợp, đáp ứng được yêu cầu công việc

2. Hoạt động thực tập, thực hành doanh nghiệp nâng cao năng lực thực tiễn và kỹ năng mềm của sinh viên tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

2.1. Các hoạt động thực tập, thực hành gắn với doanh nghiệp

Là cơ sở đào tạo theo định hướng ứng dụng, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội luôn quan tâm đến hoạt động thực tập, thực hành trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp, nhằm đảm bảo cho sinh viên có đủ thời gian để vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, được rèn luyện và phát triển kỹ năng trong môi trường thực tiễn. Chính vì vậy, thời lượng dành cho các hoạt động như thực tập, thực hành, thực tế gắn kết với doanh nghiệp chiểm khoảng 30-40% tổng thời lượng của chương trình đào tạo (CTĐT) (bảng 1).

Bảng 1. Thời lượng các hoạt động gắn với doanh nghiệp trong CTĐT các ngành

STT

Hoạt động gắn kết với doanh nghiệp

Tỷ trọng trong CTĐT (%)

1

Thực hành tại doanh nghiệp

11 ÷ 15

2

Thực tập tại doanh nghiệp

20 ÷ 30

3

Trung bình

30 ÷ 40

(Nguồn: tổng hợp theo CTĐT các ngành)

Trong quá trình đào tạo trung bình một sinh viên có ít nhất 3 lần trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp. Bình quân mỗi năm, khoảng 20.000 - 25.000 lượt sinh viên trải nghiệm thực tế tại 5.200 - 5.450 doanh nghiệp (bảng 2).

Bảng 2. Số lượng sinh viên đi thực tập, trải nghiệm thực tế

Nội dung

Năm học 2017 - 2018

Năm học 2018 - 2019

Số doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên đến thực tập, thực hành trải nghiệm thực tế (lượt)

5.200

5.450

Số sinh viên đi thực tập, thực hành thực tế tại doanh nghiệp (lượt)

20.415

24.780

(Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo khảo sát của Trung tâm Hợp tác doanh nghiệp)

Hoạt động thực tập gắn với doanh nghiệp giúp nâng cao năng lực thực tiễn và kỹ năng mềm cho sinh viên

Sinh viên Đại học Du lịch Khóa 13 với Hành trình di sản miền Trung

Với nhiều nỗ lực của Nhà trường, Khoa chuyên môn và giảng viên trong triển khai các hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động thực tập, thực hành giúp cho người học học tập trải nghiệm thực tiễn tại doanh nghiệp đã thể hiện qua mức độ hợp tác doanh nghiệp bảng 3. Mức độ hợp tác được đánh giá theo thang điểm 5 (với 1 điểm là mức độ hợp tác rất yếu và 5 điểm là mức độ hợp tác rất chặt chẽ).

Bảng 3. Mức độ hợp tác doanh nghiệp, nhà trường, khoa chuyên môn và giảng viên hướng dẫn trong quá trình hỗ trợ sinh viên thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.

STT

Khối ngành

Đánh giá về mức độ hợp tác

Ghi chú

1

Khối ngành Kỹ thuật

4,29

2

Khối ngành Kinh tế xã hội

4,27

3

Bình quân chung

4,28

(Nguồn: Tính toán dựa trên kết quả khảo sát 2020)

Kết quả khảo sát mức độ hợp tác theo thang điểm 5 đối với khối ngành kỹ thuật là 4,29 điểm và khối ngành kinh tế xã hội là 4,26 điểm và với mức độ hợp tác chung của toàn trường là 4,28 điểm cho thấy mức độ hợp tác là chặt chẽ.

2.2. Kết quả hoạt động thực tập gắn với doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực thực tiễn và kỹ năng mềm của sinh viên

Quá trình thực tập, thực hành của sinh viên gắn liền với doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ tham gia vào quá trình đánh giá, bồi dưỡng và đào tạo thêm cho sinh viên về mặt kiến thức thực tế, nâng cao năng lực thực tế và kỹ năng mềm cho sinh viên. Mức độ đánh giá theo thang điểm 5 (với 1 điểm là mức độ rất yếu và 5 điểm là mức độ rất tốt), bảng 4.

Bảng 4. Đánh giá của doanh nghiệp về năng lực thực tiễn và kỹ năng mềm của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

STT

Nội dung

Mức độ đánh giá

1

Năng lực thực tiễn

3,70

2

Kỹ năng mềm

3,74

(Nguồn: Tính toán dựa trên kết quả khảo sát 2020)

Kết quả đánh giá của doanh nghiệp cho thấy nâng cao năng lực thực tiễn của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đạt 3,70 ở ngưỡng đầu tiên trong mức tốt, tương tư là đánh giá về kỹ năng mềm được hình thành qua quá trình thực tập, thực hành là 3,74.

Kết quả khảo sát đối với 2.091 sinh viên cho thấy 97,4 % sinh viên cho rằng hoạt động gắn kết doanh nghiệp giúp họ nâng cao năng lực thực tiễn và kỹ năng mềm. Dựa vào phân tích dữ liệu, có thể cụ thể hóa kết quả trong bảng 5.

Bảng 5. Hoạt động gắn kết doanh nghiệp giúp sinh viên nâng cao năng lực thực tiễn và kỹ năng mềm của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Nội dung

Giá trị trung bình (tính trên thang điểm 5)

Khối kỹ thuật

(1.566 ý kiến)

Khối kinh tế xã hội

(525 ý kiến)

Trường ĐHCNHN

(2.091 ý kiến)

1. Nâng cao năng lực thực tiễn

4,26

4,25

4,26

2. Phát triển kỹ năng mềm

4,15

4,29

4,18

(Nguồn: Tính toán dựa trên kết quả khảo sát 2020)

Sinh viên đánh giá cao các hoạt động thực tập, thực hành giúp các em phát triển được các kỹ năng mềm cần thiết (giao tiếp, làm việc nhóm,..) với mức độ đánh giá: 4,18 và nâng cao năng lực thực tiễn là 4,26. Kết quả tự đánh giá của sinh viên cũng khá tương đồng với đánh giá của doanh nghiệp, tuy nhiên góc nhìn của doanh nghiệp là người sử dụng có khắt khe hơn (bảng 4).

Hoạt động thực tập gắn với doanh nghiệp giúp nâng cao năng lực thực tiễn và kỹ năng mềm cho sinh viênSinh viên khoa Du lịch nâng cao năng lực thực tiễn và kỹ năng mềm qua các hoạt động thực tập

2.3. Đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân

2.3.1. Ưu điểm

- Chủ trương, định hướng tăng cường gắn kết giữa nhà trường, khoa và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo là hoàn toàn đúng đắn.

- Chương trình đào tạo được thiết kế với 30-40% thời lượng thực hành, thực tập tại doanh nghiệp giúp sinh viên vận dụng những kiến thức học vào thực tế cũng như tích lũy được kinh nghiệm nghề nghiệp ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Từ đó, sau khi ra trường sinh viên nhanh chóng đáp ứng được ngay nhu cầu của người sử dụng lao động.

- Chất lượng thực tập luôn được đảm bảo như cam kết trong chương trình đào tạo. Để có được kết quả này là do nội dung thực tập được quy định rõ ràng, đội ngũ giảng viên của trường và đội ngũ hướng dẫn tại doanh nghiệp luôn tận tình với sinh viên trong thời gian thực tập, sinh viên tích cực, chăm chỉ, luôn tuân thủ quy định của nhà trường cũng như quy định của doanh nghiệp.

- Vị trí thực tập tại các doanh nghiệp rất đa dạng, đáp ứng được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Do nhà trường, các khoa đã có trao đổi thỏa thuận với doanh nghiệp về chương trình thực tập, thực hành cho sinh viên.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Hoạt động hợp tác giữa Nhà trường, Khoa, giảng viên với doanh nghiệp được đánh giá chặt chẽ. Tuy nhiên cần chuẩn hóa bộ tiêu chí để đánh giá mức độ hợp tác, hoàn thiện cơ chế hợp tác đảm bảo tăng cường quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động hợp tác.

- Chưa có sự thống nhất chung trong việc xây dựng bộ tiêu chí nhằm đánh giá mức độ thực hiện công việc của giảng viên hướng dẫn.

- Kế hoạch thực tập, thực hành trải nghiệm thực tiễn chưa linh hoạt,

- Vẫn còn một số sinh viên chưa tich cực chủ động do chưa hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của các đợt thực tập doanh nghiệp.

Hoạt động thực tập gắn với doanh nghiệp giúp nâng cao năng lực thực tiễn và kỹ năng mềm cho sinh viên

Sinh viên khoa Du lịch tham gia chương trình FAMTRIP “Miền Trung đón bạn”

3. Kết luận và đề xuất

Có cách nào tốt hơn để học hơn là việc phải trải nghiệm qua thực tế? Wren và cộng sự (2002) đã đưa ra câu trả lời là có thể học được bằng cách thông qua hoạt động học tập kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu lý thuyết và trải nghiệm thực tiễn thông qua các hình thức thực hành thực tập tại doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, có thể thấy, hoạt động thực tập, thực hành trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp đã thực sự giúp sinh viên nâng cao năng lực chuyên môn, rèn kỹ năng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, ngày càng khắt khe của kinh tế thị trường lao động hiện nay.

Để phát huy hiệu quả của hoạt động thực tập, trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, cần có giải pháp cụ thể:

(i) Với Nhà trường

- Cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ hợp tác doanh nghiệp nhằm chọn doanh nghiệp phù hợp với từng ngành đào tạo, từng khoa đào tạo. Trên cơ sở đó, Nhà trường ký thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa với doanh nghiệp.

- Cần có cơ chế rõ ràng, tạo dựng sự đồng thuận về quyền lợi và trách nhiệm giữa doanh nghiệp và nhà trường.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn đánh giá xếp loại sinh viên cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá sinh viên thực tập tại đơn vị mình một cách chính xác, hiệu quả dựa trên các tiêu chí có sẵn.

(ii) Đối với các Khoa, bộ môn chuyên môn và giảng viên

- Chủ động, tăng cường hơn nữa việc hợp tác với các doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu, từ đó cung cấp để sinh viên đăng ký trước mỗi kỳ thực tập.

- Tạo mối liên kết, tương tác giữa Khoa, bộ môn chuyên môn và giảng viên hướng dẫn với doanh nghiệp để hiểu rõ quá trình thực tập của sinh viên.

- Mỗi khoa chuyên môn cần xây dựng bộ tiêu chí nhằm đánh giá mức độ thực hiện công việc của giảng viên hướng dẫn và kết quả hoạt động thực tập, thực hành trải nghiệm thực tiễn của sinh viên, qua đó tổ chức tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, chỉ rõ kết quả công việc để tìm ra hướng khắc phục cho các đợt thực tập tiếp theo.

- Thiết kế thời gian thực tập, trải nghiệm thực tế linh hoạt và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngành nghề đào tạo; bổ sung thời lượng thực tập, thực hành thực tế doanh nghiệp trong từng năm học bên cạnh các hoạt động hiện nay, giúp sinh viên được làm quen và trải nghiệm nhiều hơn nữa với thực tiễn.

- Quy định chi tiết hơn về các vị trí thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên cho từng đợt thực tập và làm phong phú các vị trí thực tập. Đối với chương trình thực hành, thực tập doanh nghiệp của khối ngành kinh tế xã hội cần quan tâm hơn đến phát triển năng lực chuyên môn và khối ngành kỹ thuật là kỹ năng mềm cho sinh viên.

- Giảng viên hướng dẫn cần tổ chức các buổi định hướng, hướng dẫn cụ thể, chi tiết về học phần thực tập trước khi đi thực tập, trải nghiệm thực tế cho sinh viên, kiểm soát thường xuyên liên tục quá trình thực tập và thực hành tại doanh nghiệp.

- Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục giúp sinh viên nhận thức đúng vai trò của mỗi đợt thực tập tại doanh nghiệp để sinh viên có thái độ đúng đắn khi đi thực tập, nỗ lực rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm trong quá trình thực tập./.

  • Thứ Năm, 08:21 02/12/2021

Các bài đã đăng

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam

Thứ Sáu, 13:31 29/11/2024
Giảng dạy bằng Tiếng Anh, ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử của Đại học Công nghiệp Hà Nội thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ

Giảng dạy bằng Tiếng Anh, ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử của Đại học Công nghiệp Hà Nội thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ

Thứ Hai, 14:35 29/07/2024
Đào tạo nhân lực ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô: Sẵn sàng hội nhập quốc tế

Đào tạo nhân lực ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô: Sẵn sàng hội nhập quốc tế

Thứ Hai, 11:52 15/07/2024
Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường: Giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển tương lai bền vững

Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường: Giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển tương lai bền vững

Thứ Ba, 17:03 02/07/2024
Xu hướng phát triển ngành Thiết kế cơ khí và kiểu dáng công nghiệp trong thời kỳ 4.0

Xu hướng phát triển ngành Thiết kế cơ khí và kiểu dáng công nghiệp trong thời kỳ 4.0

Thứ Tư, 13:11 22/05/2024

Hợp tác Nhà trường - Doanh nghiệp đào tạo sinh viên trước tuyển dụng: Mô hình hiệu quả tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Thứ Hai, 16:25 25/10/2021
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công thiết bị phủ chân không PVD phục vụ ngành công nghiệp hỗ trợ

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công thiết bị phủ chân không PVD phục vụ ngành công nghiệp hỗ trợ

Thứ Sáu, 18:02 17/09/2021
Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt, May - Cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt, May - Cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

Thứ Tư, 21:21 11/08/2021
Phân tích dữ liệu kinh doanh và tương lai của ngành trong kỷ nguyên số

Phân tích dữ liệu kinh doanh và tương lai của ngành trong kỷ nguyên số

Thứ Năm, 08:09 20/05/2021
Khoa Cơ khí, ĐHCNHN tiên phong trong đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu tại Việt Nam

Khoa Cơ khí, ĐHCNHN tiên phong trong đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu tại Việt Nam

Chủ Nhật, 11:22 16/05/2021

Tin tiêu điểm

Đoàn cán bộ Học viện Phát triển Giáo dục nghề CHDCND Lào thăm và làm việc với Trường

Đoàn cán bộ Học viện Phát triển Giáo dục nghề CHDCND Lào thăm và làm việc với Trường

Thứ Tư, 14:52 06/07/2022
Trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho nam sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2022 đi đào tạo Sỹ quan dự bị

Trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho nam sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2022 đi đào tạo Sỹ quan dự bị

Thứ Tư, 14:26 06/07/2022
Hội nghị Khoa học: Một số xu hướng mới về đào tạo, nghiên cứu trong kỹ thuật năng lượng, điện tử và tự động hóa

Hội nghị Khoa học: Một số xu hướng mới về đào tạo, nghiên cứu trong kỹ thuật năng lượng, điện tử và tự động hóa

Thứ Ba, 13:25 14/06/2022
[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Điện, Điện tử

[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Điện, Điện tử

Thứ Sáu, 19:15 03/06/2022
[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Ngôn ngữ, Văn hóa, Du lịch & Khách sạn

[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Ngôn ngữ, Văn hóa, Du lịch & Khách sạn

Thứ Năm, 19:20 02/06/2022