Ngành Công nghệ vật liệu dệt may là một trong những ngành chủ đạo của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng liên quan đến sản xuất sợi, vải, các phụ liệu cho sản phẩm dệt may.
Ngành Dệt May Việt Nam có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 trong cả nước. Theo thống kê, ngành Dệt may hiện có trên 8000 doanh nghiệp với trên 3 triệu lao động. Trong chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2020, nhu cầu nguồn nhân lực bổ sung mỗi năm là khoảng 2300 cử nhân, kỹ sư công nghệ, thiết kế. Thực tế sản xuất của ngành đang đòi hỏi một lượng lớn các kỹ sư thuộc các chuyên ngành như sợi, dệt, vải và phụ liệu. Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và số liệu dự báo của các chuyên gia về nhu cầu đào tạo cán bộ kỹ thuật Sợi, Dệt, Nhuộm, May, Thời trang có trình độ đại học tới năm 2015 là 19298 người và tới năm 2035 là 30032 người. Đặc biệt, các doanh nghiệp sản xuất sợi, dệt, vải và phụ liệu đang thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng. Thực tế, một số doanh nghiệp đang phải tuyển dụng các lao động ngành gần, thậm chí sử dụng công nhân lành nghề để đào tạo bồi dưỡng để bù đắp vào các vị trí việc làm trên.
Để đáp ứng nhu cầu cấp bách cho ngành dệt may, Khoa CNM & TKTT trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã mở thêm ngành đào tạo mới: Ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may ở trình độ đại học.
Để đáp ứng nhu cầu cấp bách cho ngành dệt may, Khoa CNM & TKTT trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã mở thêm ngành đào tạo mới: Ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may ở trình độ đại học.
Mã xét tuyển: 7540203
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019: 40
Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa hoặc Toán, Lý, Anh
Thời gian đào tạo 4 năm, cấp bằng Kỹ sư Công nghệ Vật liệu dệt, may
Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp đạt 100%
Cơ hội làm việc tại các tập đoàn, doanh nghiệp với mức lương từ 8- 20 triệu đồng/1 tháng
Ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may đào tạo sinh viên để có các kiến thức về xơ, sợi, vải và phụ liệu may (nguồn gốc, tính chất, nhận biết, ứng dụng), đánh giá các tính chất của vải theo tiêu chuẩn TCVN hay tiêu chuẩn Quốc tế; Tạo sợi (công nghệ và phương pháp kéo sợi); Tạo vải từ các phương pháp dệt (dệt thoi, dệt kim, không dệt); Tạo màu sắc cho các loại vải, xơ, sợi (công nghệ và thiết bị nhuộm, in hoa) và hoàn tất cho sản phẩm dệt may có những chức năng như chống cháy, chống thấm, làm mềm, chống tia UV, kháng khuẩn,…quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm dệt may.
Học ngành công nghệ Vật liệu dệt, may, sinh viên được học tập, nghiên cứu trong các phòng thực hành với các thiết bị, máy móc hiện đại, có cơ hội được tiếp cận các tập đoàn, doanh nghiệp uy tín Việt nam và quốc tế; các em có khả năng vận dụng tốt kiến thức khoa học cơ bản như: toán, vật lý, hoá học… trong việc nghiên cứu các môn học cơ sở ngành: Quản lý chất lượng trong ngành dệt; Tự động hóa trong công nghiệp dệt; Thuốc nhuộm và chất trợ dệt; quản lý sản xuất dệt may...các môn học chuyên ngành: Vật liệu dệt may; Công nghệ và thiết bị kéo sợi; Công nghệ và thiết bị dệt thoi; Công nghệ và thiết bị dệt kim; Công nghệ vải không dệt; Công nghệ và thiết bị tiền xử lý; Công nghệ và thiết bị nhuộm, in hoa; Công nghệ xử lý hoàn tất sản phẩm dệt may; Ứng dụng tin học trong ngành dệt; Cơ sở xây dựng nhà máy sợi, dệt, nhuộm... và các môn học khoa học xã hội; Tiếng Anh... làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề nghiên cứu, thiết kế và công nghệ sản xuất sợi, vải và phụ liệu may cũng như trong việc phát triển nghề nghiệp.
Sinh viên ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may có năng lực tính toán thiết kế các sản phẩm sợi, vải và phụ liệu may, hoàn tất sản phẩm dệt may (có ứng dụng công nghệ mới); Thiết kế công nghệ để sản xuất các sản phẩm sợi, vải, phụ liệu may; Khai thác, vận hành các thiết bị sản xuất sợi, dệt vải, nhuộm, in hoa và hoàn tất sản phẩm dệt may; Nghiên cứu, triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ; Tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may; Sử dụng được ngoại ngữ (tiếng Anh) trong giao tiếp và công việc; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; có kĩ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, thích hợp trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hoá, đa quốc gia.
Người học sau khi tốt nghiệp kỹ sư Công nghệ Vật liệu dệt, may có thể công tác trong các lĩnh vực sau: Thiết kế công nghệ; Quản lý chất lượng; Kinh doanh sản xuất dệt may; Quản lý sản xuất dệt may; Quản lý thiết bị; Dịch vụ kỹ thuật; Chuyển giao công nghệ tại các nhà máy sơi, dệt, nhuộm và hoàn tất, may; Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng; Nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Dệt May.
Một số hình ảnh về Bộ môn Công nghệ Vật liệu dệt, may, khoa CN May & TKTT, trường Đại học Công nghiệp Hà nội
TÁC GIẢ : T.S LƯU THỊ THO
Bản quyền thuộc về Đại học Công nghiệp Hà Nội