Chiều ngày 24/12/2016, Khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến về chuẩn đầu ra ngành KTPM theo chuẩn kiểm định CDIO. Việc xây dựng chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn CDIO nằm trong mục tiêu, chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, góp phần nâng cao uy tín giáo dục của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong bối cảnh hội nhập sâu, rộng với thế giới hiện nay.
PGS. TS Phạm Văn Bổng - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Công nghiêp Hà Nội chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo còn có Cán bộ Phòng Đào tạo, đại diện các doanh nghiệp có sử dụng nhân lực CNTT, cựu sinh viên ngành CNTT, sinh viên năm 4 ngành CNTT cùng các cán bộ chủ chốt của bộ môn và các giảng viên quan tâm đến chương trình.
Ban Đề án CDIO
Đại diện từ các doanh nghiệp tuyển dụng ngành CNTT.
Mở đầu hội thảo, TS. Ngô Đức Vĩnh đã giới thiệu tổng quan: mục tiêu hội thảo, chương trình hội thảo, các khái niệm liên quan CDIO, cũng như điểm qua một số điểm chính trong lộ trình thực hiện kiểm định CDIO. Áp dụng mô hình CDIO để xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học, đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá, thay đổi môi trường học tập, trải nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo theo định hướng ứng dụng, giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp trở thành những kỹ sư, cử nhân có kiến thức chuyên môn, có năng lực Hình thành ý tưởng (Conceive) – Thiết kế (Design) – Triển khai (Implement) – Vận hành (Operate) các sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng tốt yêu cầu công việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Sau phần trình bày về mục tiêu của đề án, đến phần trình bày Chuyên đề về việc xây dựng mục tiêu đào tạo của ngành KTPM bao gồm 5 mục tiêu được xây dựng dựa trên sứ mạng của Nhà trường, tham khảo chuẩn CDIO. Theo đó, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng sáng tạo để giải quyết những vấn đề liên quan đến quy trình sản xuất phần mềm: phân tích, thiết kế, phát triển, đảm bảo chất lượng trong ngành Công nghệ phần mềm.
TS. Ngô Đức Vĩnh trình bày 5 mục tiêu chương trình đào tạo
Cuối cùng là phần trình bày chuyên đề về việc xây dựng Chuẩn đầu ra của sinh viên ngành KTPM Chương trình đào tạo CNTT bao gồm 13 chuẩn đầu ra, đây là những gì sinh viên đạt được tại thời điểm tốt nghiệp. Các chuẩn đầu ra này cũng được Hội thảo đánh giá với mục tiêu chương trình đào tạo, các chuẩn đầu ra của CDIO để đảm bảo tính khoa học, logic và khả thi của chương trình.
Sau phần trình bày, các đại biểu tham dự hội thảo đã đóng góp nhiều ý kiến theo góc nhìn của doanh nghiệp sử dụng nhân lực CNTT và góc nhìn của cựu sinh viên đã học chuyên ngành CNTT tại trường. Các ý kiến xoay quanh vấn đề cần chi tiết hóa, định lượng hóa các tiêu chí đánh giá để dễ dàng cho việc kiểm định.
Thảo luận giữa các thành viên trong hội thảo
Hội thảo đã thống nhất được các mục tiêu chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra sinh viên ở nhiều góc nhìn khác nhau. Đây là cơ sở thuận lợi để tiến hành các bước tiếp theo trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn CDIO.
Bản quyền thuộc về Đại học Công nghiệp Hà Nội