Ca dao, tục ngữ là thể loại văn học dân gian được nhiều người yêu thích nhất, là một tài sản vô cùng quý giá của dân tộc. Là sự đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn lao động sản xuất là sản phẩm kết tinh trí tuệ, cốt cách và tâm hồn người Việt trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Với những giá trị đó, từ xưa, sử dụng ca dao, tục ngữ như “một vũ khí sắc bén” để chinh phục người nghe và trong giảng dạy học phần tư tưởng Hồ Chí Minh, việc vận dụng ca dao, tục ngữ Việt Nam vào bài giảng giúp truyền tải và khắc sâu một số nội dung cơ bản của môn học cho sinh viên “dễ nhớ, dễ hiểu” một cách hiệu quả nhất trong hoạt động dạy và học. Đồng thời, khắc phục việc học thụ động và tạo nên tính hấp dẫn cho sinh viên trong học tập, phù hợp với sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, nhóm tác giả do ThS Nguyễn Thị Lan đã nghiên cứu đề tài: Vận dụng ca dao, tục ngữ Việt Nam vào giảng dạy học phần tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Đề tài khái quát và làm rõ giá trị của ca dao, tục ngữ và thực trạng vận dụng ca dao, tục ngữ Việt Nam trong giảng dạy học phần tư tưởng Hồ Chí Minh tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về vấn đề nghiên cứu. Để vận dụng ca dao, tục ngữ Việt Nam trong dạy học bộ môn phải quát triệt các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản mang tính bắt buộc. Từ đó, đề ra các biện pháp chính: Sưu tầm câu tục ngữ, ca dao Việt Nam phù hợp kiến thức môn học; lựa chọn những nội dung tiêu biểu trong môn học để vận dụng như: Giá trị truyền thống dân tộc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới…; thiết kế bài giảng và lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn học. Để khẳng định những biện pháp này đảm bảo tính khả thi, nhóm tác giả đã tổ chức thực nghiệm sư phạm đưa ra kết luận khoa học.
Đề tài là cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học cho việc ứng dụng ca giao, tục ngữ trong giảng dạy học phần tư tưởng Hồ Chí Minh và các môn lý luận chính tị trị tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Bản quyền thuộc về Đại học Công nghiệp Hà Nội