Sự ra đời của ngành Công nghệ Môi trường là một hệ quả tất yếu của Công nghiệp hiện đại. Công nghệ Môi trường hình thành và phát triển trên thế giới vào nửa cuối của thế kỷ 20, tập trung chủ yếu tại các nước tiên tiến như Mỹ, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Đến nay đã trở thành một ngành Công nghiệp đầy tiềm lực ở hầu hết các quốc gia. Khi mới hình thành, Công nghệ Môi trường mang nhiều ý nghĩa công ích xã hội, đến nay nó đã trở thành một ngành công nghiệp tạo ra nhiều giá trị gia tăng từ chính việc giải quyết các vấn đề môi trường, ngày càng thể hiện rõ tính sinh lợi trong các hoạt động của nó, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho việc phát triển kinh tế bền vững.
Nhiệm kỳ 2015-2020 Đảng bộ Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất ý chí, hành động, vượt qua khó khăn, thử thách và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Những thành công đó đang tạo tiền đề vững chắc để nhà trường trở thành một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam đào tạo theo định hướng công nghệ ứng dụng, nhiều ngành, nhiều loại hình, nhiều cấp trình độ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xã hội.
Sáng 18.5, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2020). Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm.
Hôm qua, 24.10, tại Hà Nội, Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực (TSC), Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội thảo về mô hình dự báo nhu cầu đào tạo trình độ ĐH nhóm ngành kỹ thuật - công nghệ đến năm 2025, tầm nhìn 2030 tại VN.
Đại học Công nghiệp Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là ngành kỹ thuật lâu đời và phổ biến tại các nước phát triển trên thế giới và hiện đang có nhu cầu nhân lực lớn tại Việt Nam. Nhiệm vụ của ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là giải quyết các vấn đề trong sản xuất và điều hành doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất, giảm giá thành và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Bản quyền thuộc về Đại học Công nghiệp Hà Nội