Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường lĩnh vực Cơ khí, Ô tô
Ngày 7/11/2019, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (ĐHCNHN) tổ chức nghiệm thu 03 đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp trường: (1) Nghiên cứu giải pháp công nghệ mới tích hợp rung động trong gia công xung định hình giúp nâng cao năng suất gia công”, chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hữu Phấn; (2) Nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống nạp điện cho xe điện ba bánh sử dụng năng lượng mặt trời”, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lê Hồng Quân; (3) “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống ép chảy thanh hợp kim nhôm phục vụ nghiên cứu và đào tạo”, chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Thiện.
Đề tài “Nghiên cứu giải pháp công nghệ mới tích hợp rung động trong gia công xung định hình giúp nâng cao năng suất gia công” nhóm tác giả đã giải quyết các nội dung: Tổng quan về xung định hình và ngành khuôn mẫu; Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của tần số rung động thấp đến hiệu quả gia công bằng xung định hình; Thực nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ dòng điện, thời gian phát xung, thời gian ngừng phát xung và tần số rung đến MRR, TWR, chất lượng bề mặt gia công thép làm khuôn; Xác định TSCN hợp lý.
Với mục đích nghiên cứu là xác định ảnh hưởng các thông số công nghệ đến hiệu quả gia công bằng xung định hình với rung động tích hợp với phôi và xác định trị số hợp lý các thông số công nghệ.
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về gia công bằng tia lửa điện và nghiên cứu bằng thực nghiệm, đề tài mang đến ý nghĩa thực tiễn là nghiên cứu SKD61 bằng xung định hình với Cu; nhằm nâng cao công tác tự nghiên cứu khoa học của giảng viên góp phần nâng cao trình độ và đẩy mạnh phong trào nghiên cứu trong Nhà trường; xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu theo hướng chuyên sâu dựa trên trang thiết bị của Nhà trường.
Nhóm tác giả kết luận, các kết quả nghiên cứu được kiểm chứng thực nghiệm có độ chính xác hợp lý. Điều này đã cung cấp các giải pháp quyết định có độ chính xác tốt, tính khả thi cao và có thể sử dụng cài đặt trên máy công cụ xung. Định hướng tiếp theo của đề tài sẽ là tối ưu hóa hoặc xác định trị số hợp lý thông số công nghệ trong EDM có tích hợp rung; nghiên cứu mô hình phần tử hữu hạn của quá trình và ảnh hưởng của rung trong xung định hình với bột trộn trong rung dịch điện môi.
Toàn cảnh nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu giải pháp công nghệ mới tích hợp rung động trong gia công xung định hình giúp nâng cao năng suất gia công” do TS. Nguyễn Hữu Phấn chủ nghiệm đề tài
Đề tài "Nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống nạp điện cho xe điện ba bánh sử dụng năng lượng mặt trời’’, nhóm tác giả nghiên cứu thực tiễn về số lượng xe điện ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thị trường với ưu điểm chi phí mua xe ban đầu nhỏ, kích thước bé, trọng lượng nhỏ, sử dụng năng lượng điện nên chi phí sử dụng giảm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Số lượng người sử dụng xe điện ngày càng đông, và số lượng người già, người tàn tật ở Việt Nam khoảng hơn 7 triệu người. Chính vì thế, đề đã nghiên cứu giải quyết vấn đề giảm chi phí sử dụng cho người khuyết tật.
“Nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống nạp điện cho xe điện ba bánh sử dụng năng lượng mặt trời’’, Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lê Hồng Quân
Khi thiết kế mái che phải có đủ độ bền để đặt 4 tấm pin mặt trời cần đảm bảo các yếu tố như: mái che giúp che trời nắng và mưa nhỏ; thuận lợi cho hệ thống truyền lực, không hạn chế tầm nhìn của người lái, thoáng mát , lên xuống được thuận lợi, trọng lượng kết cấu nhỏ; ngoài ra, cần đảm bảo được an toàn giao thông và có mức tiêu hao năng lượng thấp; giữ được độ ổn định của xe không bị dung lắc khi di chuyển; phù hợp với kích thước xe; mái che phải thiết kế nhỏ gọn đảm bảo độ bền vật liệu dễ gia công chế tạo, giá thành hạ.
Đề tài cũng đưa ra cách thức tiến hành thiết kế hệ thống nạp sử dụng năng lượng mặt trời bằng cách tính toán tấm pin năng lượng mặt trời; tính toán kích cỡ tấm pin mặt trời cần sử dụng; tiến hành lựa chọn tấm pin làm mái che và tính toán trên lý thuyết về quãng đường xe có thể đi được trong 1 lần sạc.
PGS.TS. Phạm Văn Bổng - Phó Hiệu trưởng Nhà trường - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu
Bằng phương pháp khảo sát thực nghiệm trong một ngày, thời gian nắng thích hợp nhất để sạc ắc quy từ Pin năng lượng Mặt trời là từ 10h ÷ 15h (5 giờ) sẽ tạo ra công suất sấp sỉ 400W đủ để xe vận hành trong một giờ với quãng đường tương đương 40km. Vậy để tối ưu hóa quá trình sử dụng xe điện ta đưa ra thông số giới hạn quãng đường tối đa có thể đi được trong một ngày để không phải sạc lại Ắc quy từ mạng điện gia đình khi trở về nhà. Thông số này đúng trong trường hợp: Buổi sáng sử dụng xe để đi đến nơi làm việc, trong thời gian làm việc ta để xe tự sạc dưới ánh sáng mặt trời, buổi tối lại sử dụng xe di chuyển về nhà. Trong quá trình sạc xe tối ưu từ 10h ÷ 15h tạo ra cho xe công suất 400W đủ để đi được quãng đường 40km. Vậy giới hạn quãng đường để không phải sạc xe trong một ngày là 40km/ngày.
Theo nhóm nghiên cứu, thành công của đề tài khi áp dụng vào thực tế với mô hình xe điện ba bánh sẽ giúp phát huy được ưu điểm của cả 2 phương pháp sạc qua mạng điện dân dụng và sạc từ năng lượng mặt trời; giúp người khuyết tật giảm chi phí trong quá trình sử dụng; xe có hệ thống mái che giúp người khuyết tật tránh được những điều kiện thời tiết bất lợi; xe tận dụng được nguồn năng lượng sạch và vô tận từ năng lượng mặt trời.
Với đề tài: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống ép chảy thanh hợp kim nhôm phục vụ nghiên cứu và đào tạo”, TS. Nguyễn Văn Thiện và nhóm tác giả cũng xuất phát từ thực tiễn hiện nay các thanh nhôm định hình ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như cơ khí, hàng không, giao thông,… nhu cầu sản xuất các thanh nhôm định hình rất lớn. Vì vậy cần nghiên cứu để thực hiện mục tiêu xây dựng thiết bị thử nghiệm để tiến tới nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số quá trình ép chảy đến chất lượng sản phẩm thanh nhôm định hình. Đề tài nghiên cứu hướng đến mục tiêu chế tạo hệ thống ép chảy thanh hợp kim nhôm phục vụ cho quá trình đạo tạo và nghiên cứu khoa học, giảm chi phí mua sắm thiết bị của nhà trường; đồng thời làm chủ công nghệ tính toán, thiết kế hệ thống ép chảy thanh hợp kim nhôm định hình tại Việt Nam.
PGS.TS. Phạm Văn Đông - Trưởng phòng Khoa học Công nghệ - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu
Với các nội dung nghiên cứu cụ thể:
- Nghiên cứu quy trình sản xuất các thanh nhôm định hình
- Nghiên cứu cấu tạo hệ thống ép chảy thanh hợp kim nhôm định hình;
- Nghiên cứu vật liệu phôi hợp kim nhôm để chế tạo sản phẩm thanh nhôm;
- Nghiên cứu các thông số kỹ thuật của máy kéo nén;
- Nghiên cứu hệ thống gia nhiệt, đo nhiệt cho hệ thống ép chảy
- Thiết kế hệ thống ép chảy thanh hợp kim nhôm trên máy kéo nén
- Chế tạo hệ thống ép chảy thanh hợp kim nhôm trên máy kéo nén
- Lắp ráp hệ thống ép chảy thanh hợp kim nhôm trên máy kéo nén
- Tiến hành thử nghiệm và đánh giá kết quả của hệ thống éo chảy
- Hiệu chuẩn hệ thống ép chảy
Đại diện nhóm nghiên cứu trình bày đề tài nghiên cứu trước Hội đồng nghiệm thu
Đề tài đã thu được những kết quả có giá trị ứng dụng cao trong thực tiễn. Mô hình thí nghiệm hệ thống ép chảy vừa giúp cho việc chủ động các nghiên cứu đánh giá ở mức độ ảnh hưởng của các thông số quá trình ép … đến chất lượng sản phẩm, vừa cho phép tiến hành các thí nghiệm để tìm ra kết cấy khuôn hợp lý cho quá trình thiết kế khuôn. Đồng thời cũng góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo và nghiên cứu cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh khi học tập và nghiên cứu ngành khuôn mẫu và các giảng viên của Khoa Cơ khí tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Bên cạnh đó, những kết quả nghiên cứu cũng có thể ứng dụng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất tại các nhà máy sản xuất thanh nhôm trong nước.
Hội đồng nghiệm thu đánh giá cả 3 đề tài có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và nhất trí nghiệm thu và đề nghị các nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện, phát triển các ứng dụng trong thực tiễn.
Thứ Sáu, 13:27 08/11/2019
Bản quyền thuộc về Đại học Công nghiệp Hà Nội