Hoạt động nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, thương hiệu nhà trường

PGS.TS Phạm Văn Đông

Trưởng Phòng Khoa học và Công nghệ

1. Đặt vấn đề

Luật Giáo dục đại học, số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012 Quốc hội 13, nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã khẳng định nhiệm vụ của Cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) trong hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN): “Nghiên cứu KH&CN để phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo”, “Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội”.

Luật Giáo dục, số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội 14, nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã khẳng định: “Hoạt động KH&CN là nhiệm vụ của cơ sở giáo dục đại học”, “Nhà nước tạo điều kiện cho CSGD hoạt động KH&CN, kết hợp đào tạo với NCKH và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; xây dựng CSGD thành trung tâm văn hóa, KH&CN của địa phương hoặc cả nước”.

Qua đó cho thấy, bất cứ một CSGDĐH nào cũng đều có nhiệm vụ quan trọng đó là: Nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao công nghệ (CGCN). Đây là hoạt động có mối quan hệ hữu cơ với hoạt động đào tạo trong Nhà trường, hai nhiệm vụ cơ bản chiến lược của Nhà trường. Việc giảng viên, sinh viên Nhà trường tích cực tham gia các hoạt động NCKH là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần thiết để hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đặc biệt, trong tiêu chí xếp hạng các trường đại học: tỷ lệ % hoạt động KH&CN chiếm một tỷ lệ khá lớn.

Hoạt động NCKH góp phần quan trọng để khẳng định uy tín của Nhà trường, mỗi công trình khoa học được đánh giá cao gắn với tên Nhà trường là một lần thương hiệu và uy tín của Nhà trường được thể hiện.Tỷ lệ % hoạt động KH&CN trong tiêu chí xếp hạng trường đại học

Bảng xếp hạng THE - Times Higher Education (Anh)

Bảng xếp hạng QS - Quacquarelli Symonds (QS, Anh)

Bảng xếp hạng ARWU của Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc)

Bảng xếp hạng Webometrics (Tây Ban Nha)

30%

40%

40%

  1. %

2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường về hoạt động KH&CN

Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động KH&CN trong trường đại học, Đảng ủy, Giám hiệu Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (ĐHCN HN) đã xây dựng chiến lược phát triển Nhà trường trong từng giai đoạn, xây dựng riêng Chương trình hành động về hoạt động KH&CN, đầu tư cho hoạt động KH&CN theo sứ mạng, nguồn lực và định hướng phát triển Nhà trường;

Ban hành các văn bản để tổ chức và quản lý tốt, hiệu quả hoạt động KH&CN trong Trường như: Quy chế hoạt động KH&CN, Quy định về NCKH của sinh viên,…; Xây dựng chính sách hỗ trợ cho cán bộ, giảng viên tham dự hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế;

Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nhiệm thực hiện thành công đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hỗ trợ kinh phí cho các bài báo khoa học công bố quốc tế, đặc biệt là các bài báo đăng trên tạp chí quốc tế uy tín, có chỉ số cao ISI/ Scopus; Gắn kết quả NCKH với bình xét thi đua hàng năm.

3. Kết quả hoạt động KH&CN góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và thương hiệu nhà trường

3.1. Kết quả hoạt động KH&CN của CBGV nhà trường

Việc thực hiện đồng bộ các quy chế, quy định trong công tác tổ chức, quản lý hoạt động KH&CN với cơ chế chính sách phù hợp và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, giảng viên Nhà trường, giai đoạn 2015-2019 hoạt động NCKH đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như sau:

a) Các đề tài/ dự án khoa học

TT

Năm

Nhà nước

Bộ/Tỉnh

Cấp Trường

1

2015

2

5

33

2

2016

2

8

34

3

2017

3

8

37

4

2018

5

14

36

5

2019

12

15

36

b) Bài báo, công trình khoa học của CBGV đã công bố

TT

Năm

Bài báo quốc tế

Bài báo ISI/Scopus

Bài báo, báo cáo trong nước

Tổng số

1

2015

45

10

201

256

2

2016

45

14

393

452

3

2017

90

53

449

592

4

2018

158

60

521

739

5

2019

135

69

597

801

c) Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học

TT

Năm

Quốc tế

Quốc gia

Cấp Trường

Tổng số

1

2016

0

4

8

12

2

2017

0

3

6

9

3

2018

6

7

10

23

4

2019

4

8

11

23

d) Công tác biên soạn và phát hành giáo trình

TT

Năm

Số giáo trình biên tập mới

Số lượng phát hành

Số lượng tác giả tham gia

1

2016

24

53.186

102

2

2017

20

67.617

69

3

2018

23

57.846

81

4

2019

32

40.023

132

e) Một số kết quả khác

- Thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở từ năm 2017 đến nay; Đã phong chức danh PGS cho 20 cán bộ giảng viên;

- Hoạt động sáng chế, giải pháp hữu ích, sáng kiến phát triển; Nhà trường đã có một số bằng sáng chế;

- Tạp chí KH&CN nhà trường đã được cấp mã số chuẩn quốc tế Online, 8 ngành/ lĩnh vực được Hội đồng giáo sư nhà nước tính điểm công trình khoa học;

- Hoạt động giáo trình được duy trì, ngày càng được nâng cao chất lượng, đã có giáo trình được xuất bản ở một số nước KH&CN phát triển;

- Đã có những công trình KH&CN được giải thưởng quốc gia như: Giải Nhân tài Đất Việt, Sao Khuê, Vifotech;

- Nhiều doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

3.2. Kết quả hoạt động KH&CN của sinh viên

a) Đề tài sinh viên NCKH

TT

Năm

Số đề tài

Số SV tham gia

Đề tài đạt giải

Cấp Bộ

Cấp trường

Tổng

Ba

KK

Nhất

Nhì

Ba

KK

1

2016

72

185

-

-

4

8

12

20

44

2

2017

109

375

-

-

5

10

14

36

65

3

2018

121

427

1

2

9

15

21

50

98

4

2019

220

675

1

3

12

19

26

121

189

b) Công bố công trình KH trên Tập san

TT

Năm

Tập san

Số lượng bài báo

Số lượng tác giả

1

2016

SV NCKH số 6

20

68

2

2017

SV NCKH số 7

32

130

3

2018

SV NCKH số 8

48

205

4

2019

SV NCKH số 9

86

392

c) Đạt kết quả cao trong các cuộc thi Olympic toàn quốc

TT

Học phần

Giải Nhất

Giải Nhì

Giải Ba

Giải KK

1

Tin học

1

5

16

15

2

Toán học

4

12

6

5

3

Vật lý

2

24

9

3

4

Hóa học

12

12

12

7

5

Cơ học

6

15

34

143

Tổng:

25

68

77

173

d) Một số kết quả hoạt động KH&CN khác của sinh viên:

- 02 giải Ba - Robocon toàn quốc;

- 01 giải Nhất - Robocon techshow toàn quốc;

- 02 giải Đội Robocon có ý tưởng sáng tạo nhất toàn quốc;

- 04 lần vô địch quốc gia, 02 giải Ba - Giải thưởng Xe tiết kiệm nhiên liệu quốc gia; Xếp thứ 3 Châu Á - Thái Bình Dương;

- 01 giải Nhất - Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can.

4. Nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ và thương hiệu nhà trường

Với những kết quả đã đạt được, hoạt động NCKH đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên nhà trường, nâng cao chất lượng đào tạo và thương hiệu nhà trường:

4.1. Đối với cán bộ, giảng viên

+ NCKH giúp giảng viên có điều kiện nghiên cứu sâu hơn về chuyên môn;

+ Quá trình NCKH góp phần phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, trau dồi tri thức và phương pháp luận khoa học;

+ Hoạt động NCKH giúp giảng viên tự cập nhật thông tin, kiến thức một cách thực sự hiệu quả;

+ NCKH là môi trường, cơ hội tốt để bồi dưỡng giảng viên năng lực NCKH;

+ Kết quả NCKH là yếu tố quan trọng khẳng định vị thế và uy tín của chính bản thân giảng viên, nhà khoa học.

4.2. Đối với Nhà trường

Hoạt động NCKH giai đoạn vừa qua đã góp phần quan trọng khẳng định vị thế và uy tín của nhà trường.

Theo Vietnamnet công bố bảng xếp hạng đại học của Việt Nam UPM (University Performance Metrics), xếp hạng 30 cơ sở GDĐH dẫn đầu nghiên cứu tại Việt Nam tháng 01/2020: ĐHCN Hà Nội vinh dự xếp thứ 26, đặc biệt chỉ số trích dẫn trung bình và chỉ số nghiên cứu nội lực của Nhà trường khá cao, xếp hạng thứ 17;

Theo bảng xếp hạng của Webometrics tháng 01/2020: Trường ĐHCN Hà Nội đã tăng 13 bậc so với lần xếp hạng trước, xếp thứ 41/171 trường Đại học ở Việt Nam và 7.367/ 12.000 các trường đại học trên thế giới được xếp hạng.

5. Một số tồn tại, hạn chế

- Số đề tài, dự án, công trình khoa học công bố chưa tương xứng với tiềm năng đội ngũ nhà khoa học của Trường;

- Hoạt dộng hợp tác quốc tế về NCKH hạn chế, doanh thu từ hoạt động KH&CN còn khiêm tốn;

- Nhiều đề tài, dự án KH&CN đã có doanh nghiệp tài trợ và sử dụng kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên tỷ lệ đề tài được chuyển giao công nghệ chưa cao;

- Đề tài NCKH cấp cao nhà trường chủ trì thực hiện, đang tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách trong nước, hướng nghiên cứu chưa mang tính đột phá, mũi nhọn thể hiện vai trò dẫn dắt, định hướng nghiên cứu.

6. Đề xuất và kiến nghị

- Bồi dưỡng đội ngũ NKH, GS, PGS trở thành NKH đầu ngành; tự chủ, khẳng định về chuyên môn, học thuật trong hoạt động khoa học;

- Đầu tư CSVC, xây dựng các nhóm nhien cứu mạnh, chuyên sâu theo hướng phát triển KH&CN của đất nước và thế giới;

- Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, chú trọng, quan tâm người có thành tích và khả năng NCKH khi đề bạt chức vụ lãnh đạo chuyên môn;

- Đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ, đăng ký độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp,…

- Tăng cường hợp tác phát triển KH&CN với doanh nghiệp và các nước phát triển trên thế giới;

- Hoàn thiện hệ thống văn bản, hệ thống đại học điện tử để quản trị hoạt động KH&CN hiệu quả./.

  • Thứ Ba, 15:04 28/07/2020

Các bài đã đăng

Giảng dạy bằng Tiếng Anh, ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử của Đại học Công nghiệp Hà Nội thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ

Giảng dạy bằng Tiếng Anh, ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử của Đại học Công nghiệp Hà Nội thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ

Thứ Hai, 14:35 29/07/2024
Đào tạo nhân lực ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô: Sẵn sàng hội nhập quốc tế

Đào tạo nhân lực ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô: Sẵn sàng hội nhập quốc tế

Thứ Hai, 11:52 15/07/2024
Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường: Giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển tương lai bền vững

Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường: Giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển tương lai bền vững

Thứ Ba, 17:03 02/07/2024
Xu hướng phát triển ngành Thiết kế cơ khí và kiểu dáng công nghiệp trong thời kỳ 4.0

Xu hướng phát triển ngành Thiết kế cơ khí và kiểu dáng công nghiệp trong thời kỳ 4.0

Thứ Tư, 13:11 22/05/2024
Ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu: Tạo dựng tương lai từ sự sáng tạo

Ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu: Tạo dựng tương lai từ sự sáng tạo

Thứ Ba, 16:16 14/05/2024

Chuyển đổi số - Giải pháp then chốt nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo trong giai đoạn hiện nay tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Thứ Tư, 08:42 15/07/2020

Triết lý giáo dục qua thực tiễn ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Thứ Ba, 08:37 16/06/2020

Vai trò của truyền thông trong công tác tuyển sinh tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Thứ Ba, 07:44 16/06/2020

Ứng dụng mô hình đảo ngược trong đào tạo thực hành tại khoa điện, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Thứ Sáu, 15:52 15/05/2020

Xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng tại khoa Cơ khí – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Thứ Sáu, 09:00 03/04/2020

Tin tiêu điểm

Đoàn cán bộ Học viện Phát triển Giáo dục nghề CHDCND Lào thăm và làm việc với Trường

Đoàn cán bộ Học viện Phát triển Giáo dục nghề CHDCND Lào thăm và làm việc với Trường

Thứ Tư, 14:52 06/07/2022
Trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho nam sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2022 đi đào tạo Sỹ quan dự bị

Trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho nam sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2022 đi đào tạo Sỹ quan dự bị

Thứ Tư, 14:26 06/07/2022
Hội nghị Khoa học: Một số xu hướng mới về đào tạo, nghiên cứu trong kỹ thuật năng lượng, điện tử và tự động hóa

Hội nghị Khoa học: Một số xu hướng mới về đào tạo, nghiên cứu trong kỹ thuật năng lượng, điện tử và tự động hóa

Thứ Ba, 13:25 14/06/2022
[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Điện, Điện tử

[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Điện, Điện tử

Thứ Sáu, 19:15 03/06/2022
[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Ngôn ngữ, Văn hóa, Du lịch & Khách sạn

[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Ngôn ngữ, Văn hóa, Du lịch & Khách sạn

Thứ Năm, 19:20 02/06/2022