Trong khuôn khổ thực hiện để tài cấp trường “Đánh giá tiềm năng điện thu được khi tận dụng nhiệt năng khí thải động cơ D1146 trên xe bus bằng thiết bị TEG”, mới đây nhóm thực hiện đề tài do Ths Nguyễn Huy Chiến giảng viên khoa công nghệ ô tô trường ĐHCNH là chủ nhiệm sau một thời gian nghiên cứu và chế tạo thiết bị đã tiến hành thử nghiệm trên động cơ xe bus tại Xí nghiệp Xe Bus Thăng Long Hà Nội.
Nhóm thực hiện đề tài tại NX xe Bus Thăng Long
Một trong những mục đích chính của đề tài này đó là tập chung vào đánh giá tiềm năng nhiệt của khí thải động cơ D1146 trên xe bus đồng thời tìm cách tận dụng, chuyển hóa trực tiếp lượng nhiệt này thành điện năng để cung cấp vào hệ thống điện của xe Bus nói riêng và ô tô nói chung.
Để hiện thực hóa được điều này Nhóm nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu các cơ sở lý thuyết tính toán tiềm năng nhiệt ký thải thông qua các tính toán nhiệt chu trình của động cơ, sử dụng nhiều các phần mềm tính toán trong đó nổi bật là phần mềm Diesel – RK. Đây là một phần mềm tính toán động cơ đốt trong do các chuyên gia của Đại học Kỹ thuật quốc gia Bauman – Liên bang Nga phát triển và đã được nhiều cơ sở nghiên cứu phát triển, sản xuất động cơ sử dụng
TS. Vũ Hải Quân- thành viên nhóm đề tài tiến hành lắp đặt hệ thống
Trên cơ sở đó nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu chế tạo, và lắp đặt thiết bị TEG (Thermoelectric Generator) trên hệ thống phát thải của xe bus. Dưới sự hỗ trợ của các kỹ sư của Xí nghiệp xe bus Thăng Long, các chuyên gia trong ngành động cơ đốt trong của trường ĐHCNHN, ĐHBKHN nhóm nghiên cứu đã rất thành công trong quá trình lắp đặt và thử nghiệm hệ thống phát điện nhiệt TEG.
Hệ thống phát nhiệt điện TEG được lắp vào động cơ D1146
Theo lý kết quả thí nghiệm lượng điện năng thu được khi tận dụng nhiệt khí thải đạt lớn nhất nhất ~ 4 kW, tương đương khoảng 3% công suất do động cơ sinh ra. Điện năng này nếu được bổ sung hợp lý vào hệ thống điện của xe sẽ tiết kiệm đáng kể nhiên liệu sử dụng.
Ths Nguyễn Huy Chiến chủ nhiệm đề tài cho biết “ Đề tài là một hướng nghiên cứu mới do đó nhóm còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện và kinh phí thực hiện đề tài còn hạn chế. Trong thời gian tới nhóm đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm để tối ưu hóa, hoàn chỉnh thiết bị để đạt hiệu quả phát điện cao nhất. Thay mặt nhóm đề tài Đ/c đã gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, các kỹ sư của xí nghiệp xe bus Thăng Long, các chuyên gia ngành động cơ đốt trong đã tạo điều kiện hỗ trợ nhóm đề tài thực hiện thành công buổi thử nghiệm trên"
Có thể nói việc lắp đặt và thử nghiệm thành công thiết bị TEG trên động cơ cơ D1146 trên xe bus là đã phần nào thể hiện được sự kiểm chứng kết quả tính toán giữa lý thuyết và thực tế. Đây là một bước đánh dấu quan trọng cho những bước phát triển tiếp theo của đề tài trong tương lai.
Bản quyền thuộc về Đại học Công nghiệp Hà Nội