Theo Quyết định số 02/QĐ-ĐHCN ngày 04 tháng 01 năm 2010 của Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội về việc thành lập Khoa Quản lý kinh doanh trên cơ sở chia tách Khoa Kinh tế. Sau 9 năm, dưới sự chỉ đạo của Đảng Ủy, BGH, TS. Thân Thanh Sơn - Trưởng khoa đã cùng các thành viên trong khoa nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để khẳng định ví thế của một đơn vị đào tạo có uy tín. Với thời gian không dài, Khoa Quản lý kinh doanh đã phát triển về mọi mặt, như: Chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, hoạt động nghiện cứu khoa học, hợp tác với doanh nghiệp … điều này chứng minh cho định hướng đúng đắn của Nhà trường, Khoa.
Khoa Quản lý kinh doanh (K.QLKD) là đơn vị trực thuộc trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, có chức năng đào tạo và cung cấp dịch vụ chất lượng cao; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ liên quan đến lĩnh vực quản lý kinh doanh; có chức năng quản lý hành chính, quản lý công tác giảng dạy trong Khoa nhằm đáp ứng chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường.
Sau 9 năm thành lập, Khoa Quản lý kinh doanh đã đạt được rất nhiều thành tích đáng ghi nhận, như:
… về phát triển chương trình đào tạo
Khi thành lập, Khoa Quản lý kinh doanh chỉ có 2 ngành đào tạo (Ngành Quản trị kinh doanh; Ngành Tài chính – Ngân hàng) với hai cấp trình độ (Cao đẳng; Đại học). Thông qua, nghiên cứu nhu cầu của xã hội, K.QLKD không ngừng xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo. Đến nay, Khoa tổ chức đào tạo 7 ngành trình độ Đại học; 1 ngành trình độ sau đại học (Cao học).
Bảng 1: Ngành đào tạo tại Khoa Quản lý kinh doanh
|
… về phát triển đội ngũ giảng viên
Lãnh đạo khoa ngay từ những này đầu thành lập nhận thức "Đội ngũ giảng viên là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng đào tạo". Do vậy, từ chỗ chỉ có 60 giảng viên (trong đó: 25 giảng viên (tương đương 41,7%) có trình độ sau đại học). Lãnh đạo khoa đã xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ đáp ứng nhu cầu giảng dạy cho từng giai đoạn, trên cơ sở đó sáng suốt định hướng, chỉ đạo giảng viên học tập, nghiên cứu phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ giảng dạy.
Đến nay, 100% giảng viên trong Khoa có trình độ sau đại học (trong đó 25% giảng viên có trình độ Tiến sỹ). Nhiều giảng viên trong khoa được đào tạo từ các trường danh tiếng trong và ngoài nước. Không những vậy, nhiều giảng viên trong khoa vừa tham gia giảng dạy vừa là doanh nhân điều hành các hoạt động kinh doanh. Với những kiến thức thực tiễn phong phú của thầy/cô giúp cho bài giảng thêm sinh động và góp phần gắn kết giữa lý thuyết với thực tế.
Hình 1: Tập thể giảng viên Khoa Quản lý kinh doanh
… về phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi giảng viên trường đại học, thời gian đầu đội ngũ giảng viên trong khoa còn "ngại" nghiên cứu khoa học. Nắm bắt vấn đề, Lãnh đạo khoa đã áp dụng rất nhiều giải pháp cho từng giai đoạn. Giai đoạn đầu, với mục đích giúp đội ngũ giảng viên làm quen với nghiên cứu, K.QLKD khuyến khích, động viên giảng viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học thông qua các giải pháp, như: (i). Mở các lớp bồi dưỡng về phương pháp nghiên cứu khoa học; (ii). Mời chuyên gia đến chia sẻ về kinh nghiệm nghiên cứu, viết báo đăng tải trên những tạp chí hàng đầu trên thế giới; (iii). Tổ chức các buổi tọa đàm về các chủ đề nghiên cứu;....Giai đoạn sau, K.QLKD áp dụng các tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học đối với từng giảng viên, như: mỗi giảng viên một năm phải có ít nhất một báo cáo chuyên đề khoa học trước bộ môn; số bài báo tối thiểu; số giờ nghiên cứu khoa học tối thiểu trên một giảng viên;....
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo khoa, từ chỗ rất ít giảng viên tham gia viết bài báo khoa học, chủ biên giáo trình, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Nhưng đến nay, Khoa Quản lý kinh doanh đã tổ chức thành công 3 Hội thảo Quốc gia về các vấn đề kinh doanh và quản lý;
Hình 2: TS. Hà Xuân Quang (nguyên P. Hiệu trưởng) phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học Quốc gia, 2014
Hình 3: TS. Nguyễn Anh Tuấn - P. Hiệu trưởng phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học Quốc gia, 2018
Số bài báo khoa học được giảng viên công bố tăng hàng năm (cụ thể xem Hình 4); không chỉ có sự gia tăng về mặt số lượng bài báo, mà chất lượng của các bài báo cũng được nâng lên. Điều này được thể hiện nhiều bài báo được giảng viên lựa chọn đăng tải trên những tạp chí quốc tế trong danh mục SSCI (Social Sciences Citation Index), đây là những tạp chí uy tín hàng đầu trên thế giới, được giới nghiên cứu và xã hội đánh giá cao.
Giảng viên tham gia đề tài cấp Nhà nước, chủ nhiệm các đề tài cấp Bộ, và đề tài cấp cơ sở có tính ứng dụng cao nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra của Nhà trường, xã hội.
Hình 4: Số lượng bài báo khoa học của giảng viên đăng trên tạp chí chuyên ngành
… về hợp tác với doanh nghiệp
Hoạt động hợp tác với doanh nghiệp được Khoa Quản lý kinh doanh đặc biệt quan tâm, phát triển đa dạng các hình thức hợp tác, như:
(i). K.QLKD phối hợp với các doanh nghiệp mời lãnh đạo doanh nghiệp đến chia sẻ với sinh viên về Đam mê kinh doanh; Hướng nghiệp; Kỹ năng phỏng vấn việc làm;... nhằm thổi bùng những ngọn lửa đam mê kinh doanh trong sinh viên của Khoa. Bên cạnh đó, các chuyên viên tại các doanh nghiệp cũng tham gia chia sẻ, hướng dẫn kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên năm thứ 3, 4. Điều này, giúp sinh viên có thêm động lực trong học tập và nghiên cứu.
(ii). K.QLKD liên kết hợp tác với doanh nghiệp nhằm hỗ trợ chuyển giao các phần mềm chuyên ngành phục vụ cho đào tạo. Thông qua hợp tác này, sinh viên được làm quen với những phần mềm phục vụ cho công việc thực tế trong quá trình làm việc sau này.
(iii). Mời chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp tham gia đóng góp vào quá trình xây dựng, cập nhật, chỉnh sửa chương trình đào tạo, sao cho chương trình đào tạo ngày càng hoàn thiện theo hướng đáp ứng tốt nhất yêu cầu của xã hội.
(iv). Hàng năm, K.QLKD cử từ 10 đến 14 đoàn giảng viên xuống doanh nghiệp tìm hiểu, trao đổi, tọa đàm với doanh nghiệp về những vấn đề thực tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua hoạt động này, giảng viên trau dồi thêm kiến thức thực tiễn và được chia sẻ với đối tác doanh nghiệp về những kết quả nghiên cứu mới nhất của giảng viên.
(v). K.QLKD phối hợp với doanh nghiệp tổ chức giới thiệu nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp, tuyển dụng sinh viên. Đặc biệt là K.QLKD cử sinh viên tham gia, và tổ chức các cuộc thi gắn với chuyên môn (như: Sinh viên với ý tưởng kinh doanh, Vua bán hàng, Chữ "Tâm" trong kinh doanh…), đây là những hoạt động ngoại khóa rất bổ ích cho sinh trải nghiệm hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.
Hình 5: Đêm chung kết “Sinh viên & ý tưởng khởi nghiệp”
Định hướng phát triển
Trên cơ sở của những thành công ban đầu, Khoa Quản lý kinh doanh tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ - giảng viên, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng và phương pháp đào tạo theo hướng tích cực nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Bản quyền thuộc về Đại học Công nghiệp Hà Nội