Đổi mới hoạt động Thư viện trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thời kỳ cách mạng Công nghiệp 4.0

Th.S Đặng Quang ThạchĐổi mới hoạt động Thư viện trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thời kỳ cách mạng Công nghiệp 4.0Đổi mới hoạt động Thư viện trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thời kỳ cách mạng Công nghiệp 4.0

Giám đốc Trung tâm Thông tin Thư viện

I. Đặt vấn đề

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (gọi tắt là công nghiệp 4.0) được dự báo sẽ tác động đến tất cả mọi khía cạnh của xã hội loài người, với tốc độ hết sức nhanh chóng. Đặc biệt có tác động mạnh mẽ đối với các cơ sở giáo dục, nơi đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thời đại. Thư viện được coi là nơi lưu giữ, cung cấp thông tin, tri thức cho mọi người, phục vụ học tập, nghiên cứu, sáng tạo... Tuy nhiên, trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với nền tảng dựa trên công nghệ số hóa đã có tác động lớn đến lĩnh vực thông tin - thư viện.

Theo các chuyên gia, thư viện cần có chiến lược phù hợp nhằm mang lại nhiều tiện ích hơn nữa trong việc phục vụ nghiên cứu, triển khai và đổi mới sáng tạo cũng như nâng cao nền tảng tri thức khoa học cho toàn xã hội.Tuy nhiên, đối với thư viện đại học, ứng dụng công nghệ trong việc quảng bá đến với người đọc hầu như chỉ tập trung chủ yếu vào trang web. Bởi vậy, theo ThS Phạm Thị Hương, giảng viên Trường Đại học Sư phạm, ĐH Đà Nẵng, thay vì đưa bạn đọc đến thư viện thì các trường cần chuyển sang đưa thư viện đến với bạn đọc, tức là phải tạo những điều kiện thuận tiện nhất để bạn đọc thích và thường xuyên đến với thư viện.

Nhận thức được ý nghĩa, phạm vi và tốc độ tác động của cuộc CMCN 4.0 Trường ĐHCN Hà Nội đã đổi mới mạnh mẽ để kịp thích ứng. Nhà trường đang tập trung xây dựng “Mô hình đại học 4.0” dựa trên các nền tảng: Dạy học 4.0 - Nghiên cứu 4.0 - Quản trị 4.0.

Một câu hỏi lớn được đặt ra: Thư viện phải hoạt động như thế nào trong thời đại CMCN 4.0 này?

II. Xu hướng thư viện đại học trên thế giới và Việt Nam

Theo một báo cáo được đăng tải trên tạp chí Giáo dục đại học quốc tế số 88/2017 cho thấy mức độ lưu thông các ấn phẩm (sách, DVD,v.v…) trong các thư viện ở Mỹ giảm dần trong kỷ nguyên mạng, từ năm 1997 đến 2011 giảm 29%. Đáng nói hơn, cùng khoảng thời gian như vậy và cũng trong các thư viện này số lượng sử dụng tài liệu (sách, DVD, v.v…) hàng năm của mỗi sinh viên chính quy giảm từ 20 xuống 10 lượt /SV/năm (giảm 50%).

Các tạp chí học thuật điện tử đã khiến cho tiền thân của chúng (tạp chí in) trở nên lỗi thời, nếu không nói là sẽ hoàn toàn biến mất, trong khi đó sách điện tử ngày càng phong phú. Trong năm 2012, các thư viện Mỹ nắm giữ tổng cộng 252.599.161 sách điện tử. Điều này có nghĩa là trong khoảng một thập kỷ, các thư viện ở Mỹ đã mua số lượng sách điện tử gần bằng ¼ tổng số sách in và các tạp chí cũ bìa cứng, các tài liệu chính phủ và các tài liệu ấn phẩm khác được chính các thư viện này mua 374 năm (từ năm 1638, là năm Đại học Harvard thành lập thư viện học thuật đầu tiên tại vùng lãnh thổ hiện nay là Hoa Kỳ cho đến năm 2012).

Những con số nêu trên dường như nhanh chóng dẫn đến kết luận rằng mọi thứ đều trực tuyến và không còn ai sử dụng thư viện nữa. Nhưng không nhanh đến mức như vậy. Mặc dù tỉ lệ lưu thông các ấn phẩm trong thư viện giảm sút, các dữ liệu cho thấy có sự gia tăng ổn định trong số lượt người thực sự tới các thư viện: số lượt người đến thư viện tích lũy hàng tuần của 60 thư viện lớn nhất của Mỹ tăng gần 39% từ năm 2000 đến năm 2012. Dữ liệu về lượt người tới thư viện ở tất cả các tổ chức giáo dục đại học Mỹ cũng cho thấy một sự gia tăng tương tự (38%) từ 1998 đến 2012.

Tại Canada, 26 thư viện đã báo cáo số lần mượn các ấn phẩm cho hai giai đoạn 2000-2001 và 2012-2013, tổng số lần mượn giảm 50,94% từ 12.492.134 trong giai đoạn 2000-2001 xuống 6.128.543 trong giai đoạn 2012-2013. 21 thư viện Canada cũng báo cáo lượt người đến thư viện của hai giai đoạn 2000-2001 và 2012-2013, tổng số lượt đến thư viện tăng 73,87% từ 18.863.135 trong giai đoạn 2000-2001 lên 32.798.478 trong giai đoạn 2012 – 2013.

Tại Anh, Đan Mạch và một số nước phát triển khác cũng có những diễn biến tương tự: Số lượng lưu thông ấn phẩm truyền thống (in giấy) giảm nhưng số lượng bạn đọc đến với thư viện vẫn tăng đều đặn qua các năm. Điều đó nói lên rằng nhu cầu của sinh viên với thư viện vẫn là rất lớn.

Năm 2014 Ban Nghiên cứu quy hoạch và đánh giá của Hiệp hội các thư viện đại học thế giới công bố báo cáo tổng quan về các xu hướng phát triển nổi bật của các thư viện đại học trên thế giới đã trình bày các nội dung cụ thể sau:

(i) Các xu hướng về dữ liệu bao gồm: Thư viện chú trọng sự hợp tác, liên kết với giới nghiên cứu, các trung tâm lưu trữ dữ liệu và các nhà xuất bản các tạp chí khoa học để có thể sử dụng chung nguồn dữ liệu khổng lồ để phục vụ việc học tập, nghiên cứu; Liên kết với các đối tác khác để tăng khả năng tạo ra cũng như tái sử dụng các dữ liệu khoa học.

(ii) Các xu hướng phát triển các dịch vụ được cung cấp và khai thác trên các thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại di động...

(iii) Các xu hướng về các hoạt động liên quan tới tính mở trong giáo dục đại học, bao gồm các dịch vụ truy cập mở, ví dụ hỗ trợ cho việc xuất bản các giáo trình mở...

(iv) Các xu hướng về các dịch vụ góp phần tạo nên sự thành công của sinh viên: Các thư viện chú trọng tới sự phối hợp, hợp tác với các đội ngũ khác trong trường để cung cấp các loại hình SP&DV TT-TV hỗ trợ sinh viên phát triển các sáng kiến, tạo nên các thành công trong học tập và nghiên cứu của mình và thư viện luôn coi đó là các biểu hiện cụ thể của giá trị của thư viện đại học.

(v) Các xu hướng về các dịch vụ hướng tới việc học dựa trên năng lực: Thư viện đại học luôn chú trọng tới việc hỗ trợ sinh viên trong việc nâng cao kiến thức thông tin nhằm giúp họ ngày càng bình dẳng hơn trong khai thác, sử dụng thông tin một cách phù hợp nhất phục vụ việc học tập, nghiên cứu của mình trong trường đại học.

(vi) Các xu hướng về các dịch vụ liên quan tới trắc lượng các công bố khoa học: Thư viện đại học mở một hướng mới là phát triển các loại SP&DV TT-TV liên quan đến việc cung cấp các số liệu thống kê đối với công bố khoa học phục vụ việc đánh giá khoa học, qua đó là phục vụ việc đánh giá trường đại học.

Qua những số liệu thống kê và những ví dụ cụ thể như trên có thể nhận thấy xu hướng thư viện đại học trên thế giới có những nét cơ bản sau:

- Nhu cầu SV đến thư viện ngày càng tăng, mặc dù lượng người sử dụng tài liệu in ngày càng giảm (phải chăng SV đến thư viện để tìm môi trường không gian tự học đầy cảm hứng?).

- Kiểu tài liệu in giấy nhanh chóng trở lên lỗi thời, không phù hợp và thích ứng (khó cập nhật kịp thời, tổ chức quản lý khai thác chậm).

- Tổ chức hoạt động của thư viện thay đổi theo phương thức “Thư viện số” kết nối Internet, do đó bạn đọc có thể khai thác tài liệu mọi lúc, mọi nơi.

Tại Việt Nam, theo Vụ trưởng Vụ Thư viện Vũ Dương Thúy Ngà chia sẻ tại Hội thảo tổ chức vào đầu tháng 11/2018 về đẩy mạnh phát triển thư viện điện tử thời 4.0: Việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong thời gian qua đã làm thay đổi phương thức hoạt động trong thư viện. Các Thư viện Việt Nam đã và đang chuyển dịch từ mô hình thư viện truyền thống sang thư viện điện tử, thư viện số hiện đại. Sự thay đổi này mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng và các thư viện. Thư viện điện tử đã tạo ra cơ hội tiếp cận vốn tài liệu và nguồn lực thông tin, không bị giới hạn về không gian và thời gian. Người đọc không cần đến thư viện vẫn khai thác được nguồn tài liệu với máy tính/ trang thiết bị thông minh có kết nối Internet.

III. Thực trạng và phương hướng hoạt động của thư viện ĐHCNHN

3.1. Thực trạng

Ba tòa nhà thư viện tại 3 cơ sở 1, 2, 3 có tổng diện tích hơn 6000m2, với hệ thống các phòng chức năng đa dạng, được bố trí theo hướng mở, thuận tiện cho bạn đọc, được trang bị nhiều loại sách, giáo trình, tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài cho hầu hết các đối tượng bạn đọc, với trên 119.438 tài liệu giấy4.187 đầu tài liệu số. Số lượng sách và tài liệu tham khảo của thư viện đảm bảo đủ theo danh mục các học phần được xác định trong chương trình đào tạo, nhà trường đang thực hiện ở mức 1 học phần có ít nhất 1 giáo trình và 3 tài liệu tham khảo.

Hàng năm nhà trường dành nguồn kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và bổ sung các nguồn tài liệu: tài liệu nội sinh, luận văn, luận án, giáo trình nội bộ, tài liệu tham khảo, tiếp nhận các nguồn tài liệu được trao tặng như từ Quỹ sách Châu Á, tập đoàn Denso Việt Nam và nhiều tổ chức đơn vị khác.

Thư viện ở cả 03 cơ sở đào tạo đều đã trang bị lắp đặt hệ thống wifi miễn phí phục vụ bạn đọc, trang bị gần 300 máy tính cấu hình mạnh được nối mạng LAN, mạng Internet đường truyền tốc độ cao, được kết nối với các thư viện thuộc hệ thống Liên hiệp Thư viện các trường Đại học khu vực phía Bắc, hệ thống Thư viện quốc gia, các trường đại học trong cả nước... nhằm tăng cường trao đổi, học hỏi nghiệp vụ và tăng nguồn tư liệu.

Thư viện đã từng bước xây dựng theo hướng Thư viện điện tử, sử dụng phần mềm chuyên dụng Libol 6.0 để quản lý hoạt động thư viện.

Mặc dù đã có rất nhiều đổi mới trong việc đáp ứng nhu cầu của bạn đọc nhưng đứng trước sự thay đổi vô cùng nhanh chóng của thời đại cùng những mong muốn ngày càng cao của hơn 30.000 bạn đọc trong 59 chuyên ngành/nghề đào tạo, thư viện nhà trường đang phải tiếp tục đổi mới, chuẩn bị nguồn học liệu phong phú với phương thức phục vụ bạn đọc phù hợp trong thời đại mới.

3.2. Đổi mới hoạt động của thư viện trong thời gian tới

Nhiệm vụ cơ bản của thư viện là “ Cung cấp tin-tri thức phục vụ công tác đào tạo, học tập, nghiên cứu của nhà trường”; là nơi có không gian phù hơp, tạo cảm hứng trong việc tự học, sáng tạo. Với phương thức phục vụ “Đưa tin đến với người dùng ở mọi nơi, mọi lúc”, hạn chế “Người dùng tin phải trực tiếp đến thư viện để tìm kiếm tin-tri thức”. Trong thời gian tới Thư viện sẽ xây dựng chiến lược phát triển, tập trug vào các giải pháp trọng tâm sau:

- Xây dựng thành công “Thư viện số” phù hợp với yêu cầu quản lý, đào tạo của Nhà trường: Trường ĐHCN Hà Nội đang triển khai hoạt động theo mô hình “Đại học điện tử”, do đó Thư viện sẽ là một phân hệ của hệ thống “Đại học điện tử” chung của nhà trường. Cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng trong thư viện phải tương thích, phù hợp với hệ thống. Có “thư viện số” hoạt động tốt thì mới cập nhật được sự thay đổi nội dung tài liệu kịp thời, mới tổ chức đưa tin đến cho người dùng ở mọi nơi, mọi lúc được.

- Cải thiện không gian, môi trường học tập, nghiên cứu khoa học: Với mục tiêu cải thiện không gian 3 tòa nhà thư viện tại 3 cơ sở đào tạo theo hướng “không gian tầm nhìn mở, thân thiện môi trường, tạo cảm hứng” để bạn đọc cảm thấy thư viện là nơi hấp dẫn, hữu ích cho việc học tập, tìm kiếm thông tin, khai thác tri thức; thư viện được đầu tư hệ thống mạng Internet luôn sẵn sàng, nguồn tài liệu phong phú, cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, không gian ấn tượng tạo hứng khởi, truyền cảm hứng học tập và sáng tạo.

- Xây dựng nguồn tài liệu phong phú, đa dạng: kết hợp hài hòa giữa tài liệu in và tài liệu số để đáp ứng nhu cầu đa dạng của bạn đọc. Đẩy mạnh việc chuyển dịch từ nguồn tài liệu in sang dạng tài liệu số, trước mắt tập trung cho các tài liệu nội sinh từ các ấn phẩm của các đề tài NCKH, luận văn, luận án. Đồng thời tăng cường liên kết để cùng khai thác, chia sẻ dữ liệu với các thư viện trong và ngoài nước. Đặc biệt là việc xây dựng tài liệu phù hợp các chương trình đào tạo của nhà trường theo CDIO. Từng bước chuyển dịch trọng tâm của việc bổ sung nguồn tin sang trọng tâm là quản trị nội dung nhằm phát huy tối đa giá trị của tài liệu, giúp bạn đọc có thể truy cập, sử dụng tài liệu ở mọi nơi, mọi lúc.

- Tăng cường mối liên hệ với các đơn vị đào tạo trong trường: Nhu cầu sử dụng tài liệu thường xuất phát từ các yêu cầu về học tập, nghiên cứu khoa học từ các giảng viên, sinh viên ở các đơn vị đào tạo trong nhà trường. Vì thế thư viện cần tăng cường mối quan hệ với các đơn vị đào tạo trong nhà trường để nắm bắt được tốt hơn nhu cầu của bạn đọc, đóng góp được nhiều hơn vào hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của các đơn vị.

- Mở rộng hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế về lĩnh vực khoa học thư viện, tham gia các hoạt động về nghiệp vụ với hệ thống thư viện trong nước giúp thư viện nhà trường nắm bắt nhanh hơn các xu hướng phát triển đồng thời tăng cường mối liên kết, chia sẻ, hỗ trợ nguồn tài liệu giữa các thư viện với nhau.

Tài liệu tham khảo:

1. PGS.TS Trần Đức Quý, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, www.haui.edu.vn.

2. Donald A.Barclay, Thư viện học thuật trong thời đại kỹ thuật số: Ý nghĩa của các con số, Tạp chí Giáo dục đại học quốc tế, số 88 - 1/2017.

3. Vũ Duy Hiệp, Xu hướng đổi mới hoạt động thư viện đại học giai đoạn hiện nay, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 5 - 2015.

  • Thứ Tư, 17:02 12/12/2018

Tags:

Các bài đã đăng

Các bài đã đăng

Giảng dạy bằng Tiếng Anh, ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử của Đại học Công nghiệp Hà Nội thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ

Giảng dạy bằng Tiếng Anh, ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử của Đại học Công nghiệp Hà Nội thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ

Thứ Hai, 14:35 29/07/2024
Đào tạo nhân lực ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô: Sẵn sàng hội nhập quốc tế

Đào tạo nhân lực ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô: Sẵn sàng hội nhập quốc tế

Thứ Hai, 11:52 15/07/2024
Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường: Giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển tương lai bền vững

Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường: Giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển tương lai bền vững

Thứ Ba, 17:03 02/07/2024
Xu hướng phát triển ngành Thiết kế cơ khí và kiểu dáng công nghiệp trong thời kỳ 4.0

Xu hướng phát triển ngành Thiết kế cơ khí và kiểu dáng công nghiệp trong thời kỳ 4.0

Thứ Tư, 13:11 22/05/2024
Ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu: Tạo dựng tương lai từ sự sáng tạo

Ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu: Tạo dựng tương lai từ sự sáng tạo

Thứ Ba, 16:16 14/05/2024
Xây dựng, phát triển chương trình đào tạo theo CDIO và giảng dạy học phần chuyên môn bằng tiếng Anh cho khối Ngành Kinh tế

Xây dựng, phát triển chương trình đào tạo theo CDIO và giảng dạy học phần chuyên môn bằng tiếng Anh cho khối Ngành Kinh tế

Thứ Tư, 14:07 17/10/2018
Đổi mới hoạt động quản lý sinh viên nội trú hướng tới mô hình ký túc xá xanh - sạch - đẹp - hiện đại và hội nhập quốc tế

Đổi mới hoạt động quản lý sinh viên nội trú hướng tới mô hình ký túc xá xanh - sạch - đẹp - hiện đại và hội nhập quốc tế

Thứ Ba, 12:44 04/09/2018
Hợp tác Nhà trường - Doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0

Hợp tác Nhà trường - Doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0

Thứ Tư, 07:56 11/07/2018
Đổi mới công tác đào tạo tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trước tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Đổi mới công tác đào tạo tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trước tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Thứ Ba, 16:43 05/06/2018
Khoa Cơ khí – ĐHCNHN đào tạo các ngành Kỹ thuật Cơ khí, Cơ điện tử trong thời kỳ CMCN 4.0 - Thách thức và giải pháp

Khoa Cơ khí – ĐHCNHN đào tạo các ngành Kỹ thuật Cơ khí, Cơ điện tử trong thời kỳ CMCN 4.0 - Thách thức và giải pháp

Thứ Tư, 17:22 18/04/2018

Tin tiêu điểm

Đoàn cán bộ Học viện Phát triển Giáo dục nghề CHDCND Lào thăm và làm việc với Trường

Đoàn cán bộ Học viện Phát triển Giáo dục nghề CHDCND Lào thăm và làm việc với Trường

Thứ Tư, 14:52 06/07/2022
Trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho nam sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2022 đi đào tạo Sỹ quan dự bị

Trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho nam sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2022 đi đào tạo Sỹ quan dự bị

Thứ Tư, 14:26 06/07/2022
Hội nghị Khoa học: Một số xu hướng mới về đào tạo, nghiên cứu trong kỹ thuật năng lượng, điện tử và tự động hóa

Hội nghị Khoa học: Một số xu hướng mới về đào tạo, nghiên cứu trong kỹ thuật năng lượng, điện tử và tự động hóa

Thứ Ba, 13:25 14/06/2022
[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Điện, Điện tử

[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Điện, Điện tử

Thứ Sáu, 19:15 03/06/2022
[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Ngôn ngữ, Văn hóa, Du lịch & Khách sạn

[LIVESTREAM] Hiểu đúng ngành, chọn đúng nghề - Tư vấn chuyên sâu nhóm ngành Ngôn ngữ, Văn hóa, Du lịch & Khách sạn

Thứ Năm, 19:20 02/06/2022