1. Thiết bị đo nồng độ khí độc CO, NOx, và SO2
- Thiết bị được sử dụng để đo lượng khí độc phát thải tại các vùng lân cận của các nhà máy sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các nhà máy sản xuất xi măng. Dữ liệu được đo đạc và ghi theo thời gian thực trong bộ nhớ của thiết bị hoặc vào thiết bị nhớ ngoài thông qua cổng usb. Dữ liệu cũng có thể được trích xuất thông qua cổng usb để đọc và xử lý trên máy tính.
Thiết bị là sản phẩm khoa học công nghệ thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh Hà Nam năm 2014. Hiện tại sản phẩm vẫn đang được các cán bộ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam sử dụng để kiểm tra chất lượng khí thải của các nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh.
Thiết kế tổng thể của thiết bị đo khí và Thiết bị đo nồng độ khí độc
Thông số kỹ thuật của thiết bị:
- Điện áp sử dụng: 220V/AC hoặc 24V/DC
- Công suất tiêu thụ: 60 W
- Khối lượng: 15 kg
- Nhiệt độ làm việc: - 10oC ÷ 50oC
- Sensor SO2: Dải đo 0 ÷ 8 ppm
Độ phân giải 0,01 ppm
- Sensor NOx: Dải đo 0 ÷ 100 ppm
Độ phân giải 0,1 ppm
- Sensor CO: Dải đo 0 ÷ 100 ppm
Độ phân giải 0,1 ppm
2. Thiết bị lấy mẫu bụi tổng TSP
- Trong quá trình hoạt động, các nhà máy công nghiệp đặc biệt trong ngành xi măng, nhiệt điện, thép … thải ra môi trường xung quanh rất nhiều bụi với kích thước khác nhau. Bụi này gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân xung quanh và gây ra nhiều tác hại đối với môi trường. Thiết bị lấy mẫu bụi tổng thường được sử dụng để lấy mẫu bụi có đường kính nhỏ hơn 100 μm nhằm phục vụ công tác đánh giá tình trạng ô nhiễm bụi và quan trắc môi trường.
Thiết bị là sản phẩm khoa học công nghệ thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh Hà Nam năm 2014. Hiện tại sản phẩm vẫn đang được các cán bộ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam sử dụng để mức độ bụi thải ra từ các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh.
- Thiết bị có khả năng tự động điều chỉnh tốc độ động cơ để ổn định lưu lượng hút khí qua đó ổn định điều kiện đo. Thiết bị có khả năng hoạt động 24/24h trong mọi điều kiện thời tiết.
Thiết kế tổng thể của thiết bị lấy mẫu bụi tổng và Thiết bị lấy mẫu bụi tổng TSP
Thông số kỹ thuật của thiết bị:
- Điện áp làm việc : 220 V
- Dải lưu lượng : 0.6-1.7 m3/ph
- Độ chính xác : ~5%
- Kích thước : 500x500x1500mm
- Khối lượng : 45 kg
- Nhiệt độ làm việc : -10 – 50oC
3.Scratch tester
- Thiết bị có chức năng tạo vết rạch trên bề mặt các lớp màng cứng gốc kim loại nhằm phục vụ quá trình đánh giá khả năng bám dính của màng cứng với lớp nền. Thiết bị sử dụng cảm biến đo lực để đo lực rạch theo thời gian thực và đưa thông tin phản hồi về bộ điều khiển trung tâm để điều khiển quá trình rạch nhằm đảm bảo lực rạch pháp tuyến là không đổi.
- Thiết bị là sản phẩm nghiên cứu khoa học của đề án nghiên cứu khoa học cấp Trường ĐHCN Hà Nội năm 2015. Hiện nay thiết bị vẫn đang được các cán bộ thuộc Viện Công nghệ HaUI sử dụng để đánh giá khả năng bám dính của màng cứng gốc kim loại với lớp nền trong quá trình nghiên cứu công nghệ màng cứng ứng dụng cho các sản phẩm của nghành công nghiệp cơ khí.
Thiết kế tổng thể của thiết bị và Thiết bị tạo vết rạch trên màng cứng
Thông số kỹ thuật của thiết bị rạch bề mặt:
Dải lực nén: 0-100 N
Độ phân giải lực: 0,1 N
Chiều dài của vết rạch: 0-10 mm
Hiển thị: Màn hình LCD
Chế độ vận hành: Tự động và Bán tự động
4.Máy ấp trứng gia cầm sử dụng năng lượng mặt trời
- Máy làm việc hoàn toàn tự động, không cần người giám sát trong suốt quá trình ấp.
- Khi máy đã khởi động xong (công suất khởi động khoảng 548 W), lúc làm việc ổn định, lượng điện năng tiêu thụ rất thấp (chỉ khoảng 100 W).
- Khi mất điện lưới, máy có thể tiếp tục làm việc đến 8h.
- Quy mô công suất: 1000-1200 quả trứng gà/mẻ. Khối lượng khoảng 75 kg, nếu tính cả 1000 trứng trong quá trình ấp thì khối lượng tổng khoảng 135 kg.
Hình ảnh máy ấp trứng
Sản phẩm là kết quả đề tài KHCN tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 đã được nghiệm thu, đã phát sóng trên VTV2, tháng 8/2016
5.Máy tạo nước từ không khí
Máy tạo nước sử dụng cho sinh hoạt làm việc theo nguyên lý: hơi nước trong không khí được nén và làm lạnh thấp hơn điểm sương, sử dụng các chất làm khô hoặc nén khí. Không khí được chuyển qua 1 cuộn dây có nhiệt độ thấp và làm nước ngưng tụ. Lưu lượng nước ngưng tụ phụ thuộc nhiệt độ, độ ẩm môi trường xung quanh, lượng không khí đi qua cuộn dây và khả năng làm mát các cuộn dây của máy.
Hình ảnh máy tạo nước từ không khí
Đặc điểm kỹ thuật
Có thể cung cấp lượng nước từ 15-200 lít/ngày (tùy theo yêu cầu lượng nước đầu ra), thời hạn bảo hành: 1,5 năm
Công suất tiêu thụ: (130 - 400) W (tùy theo yêu cầu lượng nước đầu ra)
Chất lượng nước đảm bảo, phù hợp với những vùng khó khăn về nước sinh hoạt
Nguồn điện sử dụng: điện lưới, hoặc Pin mặt trời
6.Hệ thống thu thập dữ liệu môi trường nước tự động
- Hệ thống thu thập dữ liệu trực tiếp từ cảm biến đo chất lượng nước thải KCN (đo ít nhất 7 chỉ tiêu: nhiệt độ, pH, TSS, COD, độ màu, lưu lượng, BODn). Các số liệu này được truyền tự động, liên tục về Sở Tài nguyên Môi trường.
- Phần mềm giám sát tự động, hiển thị 24/24 trên máy tính hoặc điện thoại di động.
Sản phẩm là kết quả đề tài KHCN tỉnh Hải Dương năm 2016 đã được nghiệm thu.
7.Hệ thống cung cấp điện sử dụng năng lượng mặt trời
8.Mô hình tưới cây thông minh
9. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho gà
Sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho gà được sản xuất dưới dạng viên đều nhau, có màu vàng và mùi thơm đặc trưng.
Hình ảnh thức ăn chăn nuôi cho gà
Đây là sản phẩm khoa học công nghệ của đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gà từ các phụ phẩm và sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang”. Đề tài do PGS.TS. Nguyễn Văn Lợi - Viện Công nghệ HaUI chủ nhiệm.
Sản phẩm thức ăn chăn nuôi được sản xuất theo công thức của Đề tài đều đảm bảo đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2265:2007.
Qua ứng dụng thực tế cho thấy, gà nuôi theo mô hình của Đề tài tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với gà nuôi đối chứng; tỷ lệ gà nuôi sống và trọng lượng trung bình cao hơn. Gà nuôi ở mô hình sử dụng thức ăn được kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất, do đó sản phẩm được người tiêu dùng địa phương mua với giá cao hơn, có số tiền lãi cao hơn so với gà nuôi đối chứng.
Sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gà từ các phụ phẩm và sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang bằng công nghệ sinh học của nhóm tác giả với quy trình đơn giản, có thể áp dụng ở quy mô gia đình, trang trại và công nghiệp. Việc sử dụng các phụ phẩm và sản phẩm nông nghiệp để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gà đã góp phần giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường, đồng thời tận dụng được nguồn phụ phẩm và sản phẩm trong nông nghiệp, từ đó tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi gà ở địa phương.
10. Sản phẩm dầu mắc ca
Hình ảnh dầu ăn được chiết xuất từ hạt mắc ca
Nhân của hạt mắc ca có hàm lượng dầu đến 78%, cao hơn hẳn lạc, hạt điều, hạnh nhân…Trong dầu mắc ca có chứa đến 87% axít béo không no, trong đó có nhiều chất mà cơ thể con người không tự tổng hợp được. Ngoài ra còn chứa vitamin và khoáng chất như: canxi, sắt, phốt pho, magie… rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em.
Đây là sản phẩm nghiên cứu KHCN của đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất một số loại thực phẩm và thức ăn chăn nuôi từ quả mắc ca.” Đề tài do PGS.TS. Nguyễn Văn Lợi - Viện Công nghệ HaUI chủ nhiệm.
11. Sản phẩm KHCN từ quả Phật thủ
Hình ảnh tinh dầu và hương liệu thực phẩm dạng bột chiết xuất từ vỏ quả phật thủ
-Tinh dầu vỏ quả phật thủ có màu vàng nhạt, dạng lỏng và mùi thơm đặc trưng của quả phật thủ.
- Hương liệu thực phẩm dạng bột được sản xuất từ tinh dầu vỏ quả phật thủ, có màu trắng tinh, dạng bột mịn và đồng đều.
Hình ảnh rượu mùi phật thủ
- Rượu mùi phật thủ, có màu vàng, trong suốt, có độ cồn 39,5%, độ bền mùi cao, có mùi thơm hấp dẫn của hương phật thủ.
Bánh quy hương mùi phật thủ
- Bánh quy xốp hương liệu phật thủ có cấu trúc xốp, vị ngọt vừa phải, có màu vàng, có mùi thơm đặc trưng của hương phật thủ.
Đây là các sản phẩm KHCN của đề tài cấp Bộ Công Thương: “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất tinh dầu thơm từ quả phật thủ”. Đề tài do PGS.TS. Nguyễn Văn Lợi - Viện Công nghệ HaUI chủ nhiệm.
Bản quyền thuộc về Đại học Công nghiệp Hà Nội