Sinh hoạt chuyên đề: “Giải pháp giảm áp lực về xử lý rác thải cho các vùng nông thôn và khu vực dân cư nhỏ
Ở Việt Nam mỗi năm phát sinh đến hơn 15 triệu tấn chất thải rắn, trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, các khu chợ và kinh doanh chiếm tới 80% tổng chất thải phát sinh trong cả nước. Lượng còn lại phát sinh từ cơ sở công nghiệp. Nghiên cứu về vấn đề này, ngày 02/05/2019 tại văn phòng Viện Công nghệ HaUI, TS. Phạm Hương Quỳnh, phòng CN Hóa – Môi trường đã có bài trình bày trước tập thể Viện về “Giải pháp giảm áp lực về xử lý rác thải cho các vùng nông thôn và khu vực dân cư nhỏ”.
TS. Phạm Hương Quỳnh trình bày báo cáo
Theo thống kê, toàn quốc năm 2014 lượng chất thải có khoảng 23 triệu tấn tương đương với khoảng 63.000 tấn/ ngày trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiến khoảng 32.000 tấn/ ngày. Trong đó khu đô thị chiếm khoảng 54%, lượng chất thải còn lại tập chung ở các xã, thị trấn thuộc huyện. Như vậy, với lượng gia tăng chất thải rắn như trên thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và tác động tới sức khỏe cộng đồng do chất thải rắn gây ra đang trở thành một trong những vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta. Theo thống kê lượng rác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý khoảng 60% bằng các hình thức: chôn lấp, làm phân compost, đốt. Tuy nhiên, tác dụng của phân làm từ rác không rõ ràng và nhanh như phân hoá học nên không được thị trường ưa chuộng. Việc chôn lấp rác cũng còn nhiều bất cập: Đối với bãi chôn lấp cũ: không có lớp lót đáy, không có hệ thống thu gom và xử lý khí thải và nước thải nên tác động bất lợi đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Đối với công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, có thu gom và xử lý nước rác và khí bãi rác thì chi phí đầu tư lớn, chi phí vận hành cao. Trong khí đó quỹ đất phục vụ cho chôn lấp rác đang bị thu hẹp.
Đốt rác là một giải pháp hiện nay đang được quan tâm bởi có thể giảm thể tích rác trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, các lò đốt hiện nay trên thị trường phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu về khí thải do quá trình đốt cháy chưa điều khiển được quá trình đốt nên nhiệt độ trong lò đốt chưa đạt được 600-800oC, mặt khác quá trình đốt chưa đạt được nhiệt độ do vận hành lò đốt còn khác phức tạp, công đoạn nạp liệu chưa thuận lợi nên nhiệt độ của lò đốt chưa tối ưu.
Một hướng đi cho các lò đốt công suất nhỏ và có thể đáp ứng cho một phường, xã khu dân cư nhỏ là rất cần thiết.Lò đốt công suất nhỏ giúp điều khiển quá trình cháy trong buồng đốt một cách dễ dàng hơn, giảm thiểu được vấn đề thu gom vận chuyển rác đi qua các khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, vận hành đơn giản, dùng quá trình tự cháy không tiêu tốn năng lượng và chi phí xử lý thấp.
Cácnhà khoa học trong Viện đã đưa ra những câu hỏi và thảo luận xung quanh các nội dung mà TS. Phạm Hương Quỳnh đã trình bày. Đồng thời, cũng có những góp ý sâu hơn về chuyên môn để hoàn thiện hơn nghiên cứu về thiết kế, chế tạo lò đốt công suất nhỏ. Đây là một nghiên cứu có tính ứng dụng cao, thiết thực, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường.
Bản quyền thuộc về Đại học Công nghiệp Hà Nội